• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

MedLib

Thư Viện Y - Nơi chia sẻ kho tài liệu nghiên cứu lớn nhất Việt Nam

  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • thông tin thuốc
  • Ngân hàng đề thi y khoa
You are here: Home / Trị Liệu / Khi bị chấn thương, cơn đau đến từ đâu?

Trị Liệu

Khi bị chấn thương, cơn đau đến từ đâu?

Khi bị chấn thương, cơn đau đến từ đâu?

Khi bị chấn thương đau nhức đến từ đâu?

Bài viết này giúp chúng ta hiểu rõ lý do tại sao chúng ta lại có cảm giác đau nhức sau một chấn thương cấp tính nào đó.

Có lẽ bạn đã từng bị trật mắt cá chân một lần nào đó trong quá khứ, có thể là do mang vác một vật nào đó cồng kềnh lên cầu thang rồi chẳng may bị trượt chân, hoặc cũng có thể là do vội vàng bước xuống đường mà chưa kịp nhìn đường cẩn thận. Ngay lúc đấy chúng ta bị đau nhức. Y học giải thích tình trạng đau đó được tạo ra do đường truyền cảm giác đau. Tức là từ vị trí bị chấn thương, các sợi dây thần kinh sẽ nhận biết được sự “bất ổn” tại nơi đó và ngay lập tức chúng truyền những tín hiệu đau nhức này về hệ thần kinh trung ương (tuỷ sống và não bộ) thông qua hệ thống thần kinh ngoại biên phủ khắp toàn bộ cơ thể. Đây là một hoạt động rất bình thường của hệ thần kinh chúng ta.

Tuy nhiên, trong y học có những trường đặc biệt là đối với những người bệnh bị cắt cụt một chân, một tay hay một bộ phận nào đó của cơ thể thì người ta vẫn còn có cảm giác về bộ phận đó. Tức là, bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau, tê vùng tay đã bị cắt tuy là trên thực tế nó không còn tồn tại với cơ thể nữa. Với trường hợp này, thì cách giải thích như trên về đường truyền cảm giác đau cần phải bổ sung thêm bởi vì lúc này bộ phận bị đau đã biết mất. Vậy thực tế thì cơn đau chúng ta xuất phát từ đâu? Các nhà thần kinh học đã làm rất nhiều nghiên cứu và thí nghiệm nhằm xác định được rằng chính xác cảm giác đau xuất phát từ đâu. Qua rất nhiều công trình nghiên cứu công phu của các chuyển gia, bác sĩ khắp nơi trên thế giới, người ta khám phá ra bộ não của chúng ta khi tiếp nhận cảm giác đau không hề đơn giản, mà trải qua rất nhiều các quá trình khác nhau, hết sức phức tạp trong não bộ. Một trong những giải thích đó là sự hoạt động của Ma trận thần kinh của đau (Neuromatrix). Neuromatrix được biểu hiện bằng một hình cầu quay không ngừng nghỉ và gồm 3 lãnh vực : (S) là cảm giác từ cơ thể (Somatosensory), (C) là về hiểu biết, tri thức (Cognitive) và (A) cảm xúc (Affective, feelings). 
Neuromatrix nhận tín hiệu đầu vào (input) từ các phần não bộ phụ trách cảm giác, cảm xúc và tri thức. Ở đầu ra, neuromatrix nhả ra một “chữ ký thần kinh”, kích hoạt những lập trình khác nhau về cảm nhận đau đớn (pain), phản ứng vận động (motor reaction) hay phản ứng về cảm xúc (emotion) và phản ứng stress.

neuromatrix
Ma trận cảm giác đau

Để hiểu rõ hơn về sự hình thành cảm giác đau nhức và sự thay đổi của cơ thể trong tình trạng bị đau nhức sau một chấn thương, chúng ta hãy xem giản đồ bên dưới:

Giản đồ đau nhứcVậy khi cơ thể gặp phải một đau nhức nào đó, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích từ nó. Đó là những bài học, những kinh nghiệm, những cảm xúc, những hình ảnh, những sự trải nghiệm của bản thân.v.v.. Điều quan trọng nhất khi đối diện với đau nhức là chúng ta hãy cố gắng nhận diện cảm giác đau nhức mà thôi, đừng để những cảm xúc, tình cảm, sự hờn giận, sự bực bội… nảy sinh từ cảm giác đau này chi phối chúng ta. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được những cảm xúc và tình cảm tiêu cực nảy sinh từ sự đau nhức này, thì tương tự chúng ta bị bắn hai mũi tên vào cơ thể vậy. Mũi tên thứ nhất đại diện cho cảm giác đau, mũi tên thứ hai cũng bắn vào ngay chỗ mũi tên thứ nhất cắm vào, cảm giác đau không phải là tăng lên gấp đôi, mà thực tế là tăng lên gấp nhiều lần. Mũi tên thứ 2 đại diện cho những cảm xúc tiêu cực nảy sinh từ mũi tên thứ nhất.

Để tìm hiểu thêm những điều này, chúng ta có thể tham gia các buổi trao đổi về trị liệu tự nhiên theo chủ đề (Miễn phí) của Bs. Lê Hải: ĐĂNG KÍ VÀ LỊCH HỌC

Bài liên quan
  • Chúng ta làm gì khi mắc phải chứng đau nhức mạn tính
  • Tại sao chúng ta bị đau nhức?

September 9, 2020 by admin Leave a Comment

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Recent Posts

  • Thuốc Myonal 50mg: Cách dùng và lưu ý khi sử dụng
  • Thuốc Metasone là thuốc gì? Lưu ý cần biết khi dùng thuốc
  • ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VỚI XÔNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
  • Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài tập Williams trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
  • Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi tại huyện Bác Ái năm 2018
  • Thực trạng đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi tại hai xã huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2011
  • MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG 2013-2015
  • Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh, của Bệnh viện

Recent Comments

  • Vũ Thị Minh on Thực trạng mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy
  • Vũ Thị Minh on Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Yên
  • Tổng hợp 8 Đục thuỷ tinh thể giảm thị lực, có thể giúp ích cho bạn – Vuakinhmat on ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THUỶ TINH ĐỤC TRÊN MẮT CÓ HỘI CHỨNG GIẢ BONG BAO
  • thư on 2000 Câu Trắc Nghiệm Sinh Lý Có Đáp Án

Footer

Danh sách liên kết

Vinhomes Elites trung tâm môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes the empire - Bảng giá liền kề Vinhomes The Empire - Biệt thự đảo Vinhomes The Empire - Biệt thự song lập Vinhomes The Empire - Biệt thự Vinhomes The Empire - Shophouse vinhomes the empire hưng yên
  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghiên cứu cấp cơ sở
  • Bệnh lý
  • thông tin thuốc
  • Phác Đồ
  • Xét nghiệm