Khoảng QRS và yếu tố tiên lượng mất ổn định về huyết động sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

Khoảng QRS và yếu tố tiên lượng mất ổn định về huyết động sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

Khoảng QRS và yếu tố tiên lượng mất ổn định về huyết động sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
Ngo Van Thanh, Nguyen Quang Tuan, Pham Truong Son
Sự chậm trễ dẫn truyền trong thất hay phức bộ QRS rộng đo trên điện tâm đồ là dấu hiệu rối loạn chức năng tâm thất, được cho là chỉ điểm tiên lượng tình trạng mất ổn định về huyết động giai đoạn sớm sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Mất ổn định huyết động được định nghĩa là các biến cố sau phẫu thuật như tử vong do tim, tim nhanh thất, rung thất, tái nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc cần dùng thuốc tăng co bóp cơ tim hoặc bóng đối xung động mạch chủ trong giai đoạn hậu phẫu. Tại Việt Nam, giá trị khoảng QRS trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành ở những bệnh nhân này chưa được nghiên cứu đánh giá. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá biến đổi QRS trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Đối tượng nghiên cứu: 171 bệnh nhân trải qua phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà nội từ 6/2016 đến 8/2018. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 65,05 ± 7,41 năm, chủ yếu là nam giới (78,4%). Trung bình khoảng QRS trước mổ thay đổi giảm 90,98 ± 12,48 miligiây so với 87,30 ± 12,79 miligiây sau mổ ngày N1 (p<0,001). Sự xuất hiện mất ổn định huyết động (n = 45; 26,3%) có liên quan đến QRS rộng trước phẫu thuật tồn tại sau phẫu thuật. Tỷ lệ mất ổn định huyết động cao hơn ở nhóm QRS ≥ 90 miligiây (36,4% so với 15,7%; p < 0,05). Kết luận: Sự chậm trễ dẫn truyền trong thất, hay phức bộ QRS rộng có liên quan đến nguy cơ mất ổn định huyết động cao hơn sau phẫu thuật cầu nối chủ vành nguy

Bệnh mạch vành (BMV) là bệnh phổ biến ở các nước phát triển, hiện đang có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị BMV như điều trị nội khoa, can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da, phẫu thuật cầu nối chủ vành (CNCV) liệu pháp gen và tế bào gốc [1].  Tuy nhiên,  phẫu  thuật  CNCV  vẫn  có  vai  trò  quan trọng, nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích vượt trội của phẫu thuật CNCV so với can thiệp ĐMV qua da  đối  với  tổn  thương  thân  chung  ĐMV,  tổn thương  nhiều  nhánh  ĐMV,  kèm  theo  đái  tháo đường, chức năng thất trái giảm.Chậm dẫn truyền trong thất, biểu hiện là sự kéo dài của phức bộ QRS trên điện tâm đồ (ĐTĐ) bề mặt, đã được chứng minh là có giá trị tiên lượng ở bệnh nhân mắc bệnh tim cấu trúc. Phức bộ QRS trên ĐTĐ với các khái niệm QRS hẹp  hoặc  rộng ở nhịp tim  bình  thường, blocnhánh hoặc ngoại tâm thu thất[2]. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra giá trị tiên lượng của phức bộ QRSở những bệnh nhân BMVổn định cóphân suất tống máu (EF) thất trái được bảo tồn. Bất thường phức bộ QRS trên ĐTĐ bề mặt có liên quan đến sự kiện tim mạch bất lợi gia tăng trong các nghiên cứu trước đây. Phức bộ QRS rộng xảy ra giai đoạn hậu phẫu sau phẫu thuật cầu nối chủ vành từ 4% đến 50% [3], [4], [5], [6], [7], [8]. Giá trị khoảng thời gian QRS trên ĐTĐ trước phẫu thuật có liên quan đến rối loạn chức năng tâm thu thất, rối loạn nhịp tim, ngừng  tim sau phẫu thuậtvà các biến cố lâu dài. Thời gian phức bộ QRS rộng có thể hữu ích để xác định nguy cơ sau phẫu thuật CNCV. Tuy vậy, có rất ít dữ liệu đề cập đến những thay đổi phức bộ QRS trước và sau phẫu thuật CNCV, xuất phát từ các lý do và bằng chứng trên chúngtôitiếnhànhđềtàinày

Khoảng QRS và yếu tố tiên lượng mất ổn định về huyết động sau phẫu thuật cầu nối chủ vành

Leave a Comment