KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Trần Thị Hương1, Đỗ Thị Thuỳ Dung1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức của người bệnh lao điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 người mắc bệnh lao điều trị ngoại trú Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả:73% người bệnh trong nghiên cứu mắc lao phổi.Tỷ lệ người bệnh có kiến thức kém về bệnh chiếm 5,2%, mức tốt chiếm 2,6%, mức trung bình chiếm 92,2%; với điểm trung bình là 8,8 ± 1,7 trên tổng 18 điểm. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức kém về điều trị chiếm 16,5%, mức tốt chiếm 3,5%, mức trung bình chiếm 80%; với điểm trung bình là 5,4 ± 1,6 trên tổng số 12 điểm.Kết luận: Kiến thức về bệnh và điều trị của người bệnh lao phổi còn hạn chế.

Mỗi năm hệ thống y tế Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao mới nhưng vẫn còn khoảng 50.000 ca mắc mới chưa được phát hiện trong cộng đồng. Tỷ lệ tử vong của  người  bệnh  thuộc  Chương  trình  chống  lao quốc gia khoảng 2.000 người trên tổng số hơn 100.000  người  được  phát  hiện,  điều  trị  trong năm 2018. Còn lại, phần lớn các trường hợp tử vong  do  không  được  phát  hiện  và  điều  trị  kịp thời, khoảng 9.000 người trong năm 2018. Bệnh lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung [2].Người bệnh lao nếu điều trị một cách nghiêm túc, tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị và có sự theo dõi giám sát phù hợp từ cán bộ  y tế, bệnh lao đa kháng có thể được kiểm soát [1]. Ngược lại, sử dụng thuốc không phù hợp, không chính xác hoặc bỏ trị có thể dẫn đến việc kháng thuốc tăng lên; đặc biệt, là lao siêu kháng. Chính vì vậy, kiến thức về bệnh, tuân thủ điều trị và thực  hành  tự  chăm  sóc  của  người  bệnh  là  rất quan  trọng  trong  quá  trình  điều  trị  bệnh.  Các chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc cải thiện kiến thức và mức độ tự thực hành chăm sóc của người bệnh [3]. Bệnhviện đa khoa Thành phố Thái Bình là nơi chăm sóc và điều trị cho người bệnh lao trong thành phố Thái Bình. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu  đề  cập  đến  lĩnh  vực  kiến  thức  của  người bệnh lao. Vì vây nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu:Mô tả kiến thức của người bệnh lao điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2021.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiến thức, lao phổi

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Hoàng Anh (2018). Thực trạng tuân thủ điều trị lao kháng thuốc và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2018. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế công cộng. 
2. Bộ Y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Ban hành kèm theo Quyết định số 3126/QĐ-BYT ngày 23 tháng 5 năm 2018 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế. 
3. Bộ Y Tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT- 

Thông tư hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 
4. Nguyễn Đức Chính, Trương Thanh Huyền, Lương Anh Bình (2014). Rào cản tiếp cận dịch vụ chống lao tại khu vực Tây Bắc, Tây nguyên qua một nghiên cứu điều hành. Tạp chí Lao và Bệnh phổi, 16, tr. 37-40. 
5. Nguyễn Thị Thu Hường (2017). Khảo sát kiến thức, thái độ về phòng lây nhiễm lao của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện phổi tỉnh Nam Định năm 2017, Luận văn Thạc sỹ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
6. Nguyễn Thị Khánh (2016). Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của người bệnh lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh nam định sau can thiệp giáo dục năm 2016. Luận văn Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
7. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Chiến. (2015). Điều tra mức độ hiểu biết về bệnh lao của người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện 74 trung ương. Bệnh viện 74 trung ương. 
8. Thân Thị Bình (2019). Thay đổi kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao sau giáo dục sức khỏe tại trung tâm y tế Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn năm 2019. Luận văn Thạc sỹ điều dưỡng. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment