Kiến thức – điều kiện về rửa tay với xà phòng của người dân tại năm tỉnh Việt Nam năm 2020

Kiến thức – điều kiện về rửa tay với xà phòng của người dân tại năm tỉnh Việt Nam năm 2020

Kiến thức – điều kiện về rửa tay với xà phòng của người dân tại năm tỉnh Việt Nam năm 2020
Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Phương Oanh, Lê Vũ Thúy Hương, Đặng Quang Tân, Bùi Văn Tùng, Hoàng Thị Thu Hà, Chu Thị Hường, Nguyễn Thị Thu Hương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang với hai mục tiêu (1) mô tả kiến thức về cơ hội rửa tay với xà phòng và một số yếu tố liên quan; và (2) khảo sát điều kiện rửa tay của người dân tại 5 tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai và Ninh Thuận năm 2020. Có 1000 đối tượng đại diện cho hộ gia đình tham gia khảo sát bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm được sử dụng để quan sát điểm rửa tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm rửa tay người dân biết đến là sau khi đi vệ sinh/sử dụng nhà tiêu (69,5%), trước khi ăn (47,5%) và sau khi đi làm đồng về (32,5%). Khảo sát nơi rửa tay tại hộ gia đình, hầu hết đều có nước (96,8%) hoặc có cả nước và xà phòng (89,4%). Các yếu tố liên quan đến kiến thức về cơ hội vệ sinh tay với xà phòng gồm dân tộc khác có kiến thức tốt hơn so với dân tộc Kinh (OR=1,87; 95%CI: 1,17 – 3,01); trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên có kiến thức tốt hơn so với không đi học (OR=2,79; 95%CI: 1,35 – 5,79); nghề nghiệp khác có kiến thức không bằng so với làm ruộng/nương rẫy (OR=0,43; 95%CI: 0,26 – 0,71). Hoạt động truyền thông cần được tiếp tục thực hiện và duy trì để cải thiện kiến thức của người dân.

Rửa tay có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa lây truyền bệnh trong môi trường bệnh viện và ngoài cộng đồng. Đã từ lâu, rửa tay với xà phòng (RTVXP) được coi là cách phòng bệnh có chi phí thấp nhưng lại mang lại hiệu quả phòng bệnh cao1. Rửa tay với xà phòng  vào  những  thời điểm  quan  trọng đãđược chứng minh là làm giảm bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.2,3 Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, giáo dục rửa tay trong cộng đồng có thể giúp giảm 23 – 40% số người mắc bệnh tiêu chảy, giảm 16 – 21% các bệnh về đường hô hấp, giảm 58% bệnh tiêu chảy ở người có hệ miễn dịch yếu.4 Không thường xuyên rửa tay với xà phòng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới 60% đến 70% trẻ em bị nhiễm giun và các bệnh liên quan đến giun, sán ở vùng nông thôn Việt Nam. Khoảng 5% trong tổng số 23% trẻ em dưới 6 tuổi bị suy dinh dưỡng hiện nay có nguyên nhân liên quan đếnviệc các bà mẹ không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân trong đó có rửa tay với xà phòng.5 Các nghiên cứu kiến thức về cơ hội vệ sinh tay tại cộng đồng trước đâyđều cho tỷ lệ khá cao tại các thời điểm như trong nghiên cứu của Rabbi SE với tỷ lệ rửa tay với xà phòng sau khi đivệ sinh đạt 96,9% và trước khi ănđạt 97,3%,6Kenya với tỷ lệ rửa tay với xà phòng xau khi đi vệ sinh đạt 71%.7 Tại Việt Nam nghiên cứu thực hiện năm 2019 tại 3 tỉnh Điện Biên, Tuyên Quang, Đắk Lắk cho thấy đa phần bà mẹ có kiến thức đúng và thời điểm rửa tay sau khi đivệ sinh (86,5%); trước khi nấu ăn 36,0%; 

Kiến thức – điều kiện về rửa tay với xà phòng của người dân tại năm tỉnh Việt Nam năm 2020

Leave a Comment