Kiến thức, dự định và một số yếu tố liên quan đến dự định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014

Kiến thức, dự định và một số yếu tố liên quan đến dự định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014

Kiến thức, dự định và một số yếu tố liên quan đến dự định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014.Lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia đình và xã hội đã được khoa học y học thừa nhận [17]. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của NCBSMHT trong 6 tháng đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong của trẻ nhỏ [3]. Theo WHO ước tính việc trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu dẫn đến hơn 1 triệu trường hợp tử vong ở trẻ trên toàn Thế giới mỗi năm [48]. Tại Việt Nam, theo Tổ chức Save the Children International, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đó mới cho trẻ ăn dặm có thể làm giảm khoảng 4.000 ca tử vong ở trẻ em mỗi năm [15]. Bên cạnh những lợi ích về mặt y tế, việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu còn đem lại lợi ích về kinh tế cho cả gia đình và hệ thống y tế. NCBSMHT trong 6 tháng đầu ít tốn kém thời gian, tiền bạc hơn so với nuôi con bằng sữa công thức.

Để tăng tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu, trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai nhiều Chương trình, Dự án trên cả nước để thúc đẩy các hoạt động tư vấn và truyền thông về lợi ích của việc NCBSMHT, cũng như các nỗ lực hỗ trợ thực hành chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ [6],[4]. Tuy nhiên thực trạng NCBSMHT vẫn chưa được cải thiện nhiều [2],[16]. Theo kết quả công bố trong năm 2010 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu trên toàn quốc chỉ chiếm 19,6% [16]. Trong khi đó, theo Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Y tế, thì tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu trên toàn quốc đến năm 2010 phấn đấu đạt 25% và 2015 là 50%.
Tại Quảng Ngãi, theo kết quả khảo sát của Tổ chức Alive & Thrive và Viện Dinh dưỡng Quốc gia được công bố trong năm 2010, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu chỉ có 1%. Đến thời điểm hiện tại, chưa tìm được các nghiên cứu liên quan về vấn đề này trên địa bàn tỉnh, cũng như tại Thành phố Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị – xã hội của tỉnh. Địa phương bị tác động nhiều bởi các yếu tố thu nhập, nghề nghiệp, áp lực quảng cáo của các loại sữa công thức, và các nguồn thông tin về vấn đề nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng đã và đang được cung cấp đến mọi tầng lớp nhân dân… Trong2 khi đó, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu chỉ khoảng 18,7% (623/3338 trẻ dưới 2 tuổi theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Quảng Ngãi năm 2012). Với mong muốn cung cấp thêm thông tin, chứng cứ cho việc lập kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông, cũng như các can thiệp phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng đích và đặc thù của địa phương, góp phần tăng tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu trong thời gian tới, việc triển khai nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết.
Theo WHO, để tăng tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu, việc triển khai những hoạt động truyền thông, hỗ trợ tại cộng đồng nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai có dự định cho con bú mẹ hoàn toàn là một trong những mục tiêu rất quan trọng [10]. Qua các kết quả nghiên cứu, đánh giá những can thiệp cộng đồng về thúc đẩy việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu được đăng tải trên Thư viện Sức khỏe sinh sản của WHO [10], [12], [1], [18], [19], có thể khẳng định rằng xác định được dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của những người phụ nữ mang thai chính là bằng chứng khoa học để lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu.
Dựa trên Lý thuyết về Hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) của Ajzen [37],[30],[45], nghiên cứu này tìm hiểu dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu để dự đoán hành vi NCBSMHT trong 6 tháng đầu của những phụ nữ mang thai nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực tế làm cơ sở để thiết kế chương trình can thiệp nâng cao sức khỏe phù hợp trong thời gian sắp tới.
Nghiên cứu “Kiến thức, dự định và một số yếu tố liên quan đến dự định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014”, nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Kiến thức về NCBSMHT trong 6 tháng đầu của những phụ nữ mang thai tính đến thời điểm thu thập thông tin tại Thành phố Quảng Ngãi ra sao?
2. Dự định về NCBSMHT trong 6 tháng đầu của những phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi như thế nào?
3. Những yếu tố nào liên quan đến dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của những người phụ nữ này?3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014.
2. Mô tả dự định về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến dự định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của những phụ nữ mang thai tại Thành phố Quảng Ngãi năm 2014

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu. ………………………………………….4
1.1.1. Định nghĩa NCBSMHT………………………………………………………………….4
1.1.2. Dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu. …………………………………………..4
1.2. Một số thông tin cơ bản về lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu. ..5
1.2.1. Lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đối với sức khỏe và sự
phát triển của trẻ. ……………………………………………………………………………………5
1.2.2. Lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đối với người mẹ ……….7
1.2.3. Lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đối với kinh tế – xã hội .7
1.3. Thực trạng NCBSMHT trong 6 tháng đầu. …………………………………………….8
1.3.1. Thực trạng NCBSMHT trong 6 tháng đầu tại một số nước trên Thế giới.
…………………………………………………………………………………………………………….8
1.3.2. Thực trạng NCBSMHT trong 6 tháng đầu tại Việt Nam. ………………….10
1.3.3. Thực trạng NCBSMHT tại tỉnh và Tp.Quảng Ngãi. …………………………11
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, dự định NCBSMHT…………………………….12
1.4.1. Nghiên cứu về kiến thức NCBSMHT. ……………………………………………12
1.4.2. Nghiên cứu về dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu……………………..14
1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến dự định NCBSMHT…………………………….16
1.5. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu……………………………………………………..17
1.5.1. Khái quát về Lý thuyết Hành vi có dự định. ……………………………………17
1.5.2. Mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu …………………………………..18
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu. …………………………………………………………21iii
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….22
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ………………………………………………………………………..22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ……………………………………………………….22
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………………………………22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. ……………………………………………………..22
2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin. …………………………………………………………………23
2.6. Thử nghiệm công cụ và thực hiện thu thập thông tin. ……………………………..23
2.7. Xử lý và phân tích số liệu. …………………………………………………………………..24
2.8. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu…………………………………………………..25
2.9. Cách chấm điểm trong nghiên cứu. ………………………………………………………29
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu………………………………………………………….30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu……………………………………………..31
3.2. Kiến thức NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC………………………………34
3.3. Dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC. ……………………………….42
3.4. Một số yếu tố liên quan với dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC.45
3.4.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học, thông tin chung của
ĐTNC với dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu. …………………………………..45
3.4.2. Mối liên quan giữa các biến niềm tin về hành vi với dự định NCBSMHT
trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai. …………………………………………………47
3.4.3. Mối liên quan giữa niềm tin về chuẩn mực với dự định NCBSMHT
trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai. …………………………………………………48
3.4.4. Mối liên quan giữa niềm tin về kiểm soát hành vi với dự định
NCBSMHT trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai………………………………..50
3.4.5. Mối liên quan giữa điểm trung bình của kiến thức chung, niềm tin về
hành vi, niềm tin về chuẩn mực và niềm tin về kiểm soát hành vi với dự định
NCBSMHT trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai……………………………….52
3.5. Xác định mối liên quan hiệu chỉnh của một số yếu tố với dự định
NCBSMHT của ĐTNC qua phân tích mô hình Hồi quy Logistics đa biến. ……..53iv
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..55
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học và thông tin chung về ĐTNC…………………………..55
4.2. Kiến thức về NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC………………………….56
4.3. Dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC. ……………………………….60
4.4. Một số yếu tố liên quan đến dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC.61
4.5. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………………67
4.6. Đề xuất nghiên cứu trong tương lai. ……………………………………………………..67
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………69
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….70
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..72
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………7iii
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….22
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ………………………………………………………………………..22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ……………………………………………………….22
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………………………………22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. ……………………………………………………..22
2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin. …………………………………………………………………23
2.6. Thử nghiệm công cụ và thực hiện thu thập thông tin. ……………………………..23
2.7. Xử lý và phân tích số liệu. …………………………………………………………………..24
2.8. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu…………………………………………………..25
2.9. Cách chấm điểm trong nghiên cứu. ………………………………………………………29
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu………………………………………………………….30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu……………………………………………..31
3.2. Kiến thức NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC………………………………34
3.3. Dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC. ……………………………….42
3.4. Một số yếu tố liên quan với dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC.45
3.4.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học, thông tin chung của
ĐTNC với dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu. …………………………………..45
3.4.2. Mối liên quan giữa các biến niềm tin về hành vi với dự định NCBSMHT
trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai. …………………………………………………47
3.4.3. Mối liên quan giữa niềm tin về chuẩn mực với dự định NCBSMHT
trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai. …………………………………………………48
3.4.4. Mối liên quan giữa niềm tin về kiểm soát hành vi với dự định
NCBSMHT trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai………………………………..50
3.4.5. Mối liên quan giữa điểm trung bình của kiến thức chung, niềm tin về
hành vi, niềm tin về chuẩn mực và niềm tin về kiểm soát hành vi với dự định
NCBSMHT trong 6 tháng đầu của phụ nữ mang thai……………………………….52
3.5. Xác định mối liên quan hiệu chỉnh của một số yếu tố với dự định
NCBSMHT của ĐTNC qua phân tích mô hình Hồi quy Logistics đa biến. ……..53iv
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..55
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học và thông tin chung về ĐTNC…………………………..55
4.2. Kiến thức về NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC………………………….56
4.3. Dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC. ……………………………….60
4.4. Một số yếu tố liên quan đến dự định NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC.61
4.5. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………………67
4.6. Đề xuất nghiên cứu trong tương lai. ……………………………………………………..67
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………69
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….70
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..72
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………7

Leave a Comment