Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay của học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố liên quan
Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay của học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố liên quan
Nguyễn Đăng Vững1, Trần Đức Minh2, Lương Ngọc Trương2, Phạm Thị Thu Trang1
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
2 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 học sinh trường trung học cơ sở để mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay của học sinh trường trung học cơ sở và phân tích một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 41% học sinh có kiến thức đúng về vệ sinh tay. Học sinh có thái độ đạt về vệ sinh tay, vệ sinh tay bằng xà phòng là 70,2%. Học sinh có thực hành đúng về vệ sinh tay ở các thời điểm cần thiết ở nhà là 62,8% ở trường là 41,7%. Tỷ lệ học sinh thực hành vệ sinh tay bằng xà phòng ở nhà và ở trường còn ở mức trung bình là 53,6% và 35,2%. Những yếu tố liên quan như khối lớp hay yếu tố về việc sử dụng điện thoại và máy tính cá nhân có mối liên quan đồng biến có ý nghĩa thống kê với kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh tay của học sinh.
Bàn tay của chúng ta có vai trò rất quan trọng, là bộ phận chính để chúng ta lao động, để sinh hoạt, để tiếp xúc với đồ vật, có thể nói hầu hết các hành động hằng ngày của chúng ta có liên qua tới bàn tay; vì thế đồng thời với sự quan trọng của bàn tay là rất nhiều bệnh truyền nhiễm gây bệnh nguy hiểm với sự lây nhiễm có liên quan tới bàn tay (bệnh tả, thương hàn, tay chân miệng, sởi, bạch hầu, ho gà…), bàn tay được coi như là yếu tố trung gian truyền bệnh.1 Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chỉ một động tác vệ sinh tay (VST) sạch với nước và xà phòng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đườnghô hấp tới 19 – 45%.2 Nhiều quốc gia trên thế giới sau khi phát động chiến dịch tăng cường vệ sinh ngoài cộng đồng, trường học, đã làm giảm trên 40% tần suất bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp (bao gồm cả cúm mùa), bị viêm phổi ở cộng đồng và trẻ dưới 5 tuổi.3Ngành y tế đã và đangđẩy mạnh tuyên truyền lợi ích vệ sinh tay bằng xà phòng (VSTBXP), vận động thực hành thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng trong cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khẳng định vệ sinh tay là một cách hữu hiệu trong phòng chống đạidịch COVID-19 đang bùng phát hiện nay.4 Vi rút Sars-CoV-2 (COVID-19) là một loại vi rút có khả năng lây từ người sang người. Đường lây truyền chủ yếu của vi rút là qua các giọt bắn khi chúng ta nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, do tay người bệnh chứa virus sau khi lau mũi miệng rồi chạm vào các vật dụng. Các giọt bắn và tay người bệnh mang mầm bệnh, chúng có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp hay qua đường tiếp xúc với bề mặt các vật dụng dùng chung (như bàn ghế, cốc chén, tay nắm cửa, nút bấm thang máy…).5 Việc tăng cường vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc sát trùng tay với dung dịch có chứa cồn mọi lúc, mọi nơi khi có tiếp xúc với bề mặt nguy cơ và khi chăm sóc người bệnh tại gia đình, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, chùi mũi… sẽ làm hạn chế tối đa việc mắc cúm và giảm thiểu sự lây lan, bùng phát dịch cúm.
Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh tay của học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố liên quan