Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.Tổn thương do vật sắc nhọn (VSN) trong thực hành lâm sàng là vấn đề sức khỏe thường gặp ở sinh viên điều dưỡng (SVĐD). Tỷ lệ bị tổn thương do VSN ở SVĐD trên thế giới rất khác nhau dao động từ 9,4% – 100% [1],[2]. Tổn thương do VSN có thể dẫn đến việc lây truyền các loại vi rút qua đường máu cho SVĐD  như vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV) [3]. Nguy cơ bị lây truyền bệnh theo kim tiêm từ một người bệnh có nhiễm khuẩn máu dao động từ mức 0,3% đối với HIV, 3% – 10% đối với HCV và 40% đối với HBV [4]. Khả năng bị tổn thương do VSN có thể cao hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi mà lại phải thường xuyên làm việc trong môi trường mới, khẩn trương như SV ngành y [5].

Trong khi đó kiến thức về phòng ngừa và xử lý phơi nhiễm với vật sắc nhọn của SV chưa cao: chỉ có 36,2% SV năm cuối biết đầy đủ chi tiết của việc phòng ngừa các tổn thương do kim đâm [6]; 85,9% SV không biết hoặc chỉ biết một phần trong các bước xử trí sau phơi nhiễm, 35,1% SV không quan tâm đến tác hại sau phơi nhiễm với nguồn bệnh [7], thậm chí 51,6% SV trường đại học khoa học sức khỏe Arack còn thực hiện nặn máu từ vết thương, hành động xử lý vết thương sai trầm trọng [8]. 
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Honda, điều dưỡng có thái độ chưa đúng về phòng chống tổn thương do VSN có nguy cơ mắc tổn thương cao gấp 1,86 lần so với điều dưỡng có thái độ đúng [9].
Ở Việt Nam, tỷ lệ SV xử lý vết thương đúng sau tổn thương còn thấp: chỉ có 36,8% SV trường cao đẳng Y tế Kiên Giang thực hành xử lý vết thương đúng sau tổn thương [10]. Tương tự, trường Đại học Y khoa Vinh có 63% sinh viên xử lý sai vết thương sau khi bị tổn thương [11]. Tỷ lệ học sinh sinh viên có kiến thức không đầy đủ liên quan đến tai nạn nghề nghiệp do kim tiêm truyền đâm là 69,46% [12].
 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đào tạo SVĐD hệ cao đẳng 3 năm trong đó phần lớn thời gian học năm thứ 2 và năm thứ 3 SV được đi thực hành lâm sàng ở nhiều bệnh viện khác nhau. Trong quá trình chăm sóc người bệnh tại bệnh viện thực hiện tiêm truyền là thủ thuật thường quy SV được làm trên người bệnh cũng đồng nghĩa với việc SV có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền và có khả năng lây nhiễm với HBV, HCV và HIV qua VSN. Nhưng nếu SV có kiến thức và thái độ tốt về phòng ngừa phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền sẽ làm giảm nguy cơ bị phơi nhiễm và khi bị phơi nhiễm SV biết cách xử lý đúng vết thương sẽ làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh qua đường máu. Do vậy, SV cần phải được trang bị những kiến thức và thái độ tốt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền trước khi sinh viên đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế.Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức và thái độ của SV để làm cơ sở cho sự thay đổi trong phương thức truyền đạt cho SV những kiến thức, thái độ tốt nhất nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với tên đề tài là “Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội” với 2 mục tiêu là:
1.    Mô tả kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.
 

MỤC LỤC Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Một số khái niệm    3
1.2. Biện pháp phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong           tiêm truyền    4
1.2.1. Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    4
1.2.2. Xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    7
1.3.  Tình hình tổn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng    10
1.3.1. Trên thế giới    10
1.3.2. Tại Việt Nam    12
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    13
1.4.1. Giới    13
1.4.2. Năm học    13
1.4.3. Chương trình đào tạo/hình thức đào tạo    14
1.4.4. Yêu nghề điều dưỡng    15
1.4.5. Tâm lý của sinh viên    15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1. Đối tượng nghiên cứu    16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    16
2.2.1.  Địa điểm nghiên cứu    16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu    16
2.3. Phương pháp nghiên cứu    16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    16
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    17
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu    18
2.4.1. Công cụ thu thập    18
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu    20
2.5.  Phương pháp phân tích số liệu    21
2.6. Cách tính và cho điểm kiến thức, thái độ    22
2.7.  Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    23
2.8. Các sai số có thể gặp và biện pháp khống chế sai số    24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    25
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu    25
3.2. Mô tả kiến thức và thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng    27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên    37
Chương 4: BÀN LUẬN    42
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    42
4.1.1. Giới    42
4.1.2. Sự yêu nghề    42
4.1.3. Chương trình đào tạo    42
4.1.4. Tiêm phòng Viêm gan B    43
4.2. Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng    44
4.2.1. Kiến thức về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng    44
4.2.2. Thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng    51
4.3. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    53
4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    53
4.3.2. Mối liên quan giữa thông tin về học tập với kiến thức chung    54
4.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    55
4.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    56
KẾT LUẬN    57
KHUYẾN NGHỊ    59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    25
Bảng 3.2. Một số thông tin liên quan đến việc học tập về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    26
Bảng 3.3. Kiến thức về các virus lây truyền qua đường máu theo VSN    27
Bảng 3.4. Kiến thức về thời điểm nhân viên y tế có thể bị tổn thương do vật          sắc nhọn    28
Bảng 3.5. Kiến thức về thao tác an toàn với vật sắc nhọn    28
Bảng 3.6. Kiến thức về sử dụng hộp an toàn    29
Bảng 3.7. Kiến thức về xử trí vết thương và báo cáo sau khi phơi nhiễm với vật    sắc nhọn    32
Bảng 3.8. Lý do sinh viên không báo cáo khi bị tổn thương    33
Bảng 3.9. Kiến thức về đánh giá nguy cơ sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn    33
Bảng 3.10. Kiến thức về dự phòng sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn    34
Bảng 3.11. Kiến thức về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn    35
Bảng 3.12. Thái độ của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn    36
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thông tin chung với kiến thức phòng và xử trí      phơi nhiễm    37
Bảng 3.14A. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm    38
Bảng 3.14B. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm    38
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thông tin chung với thái độ phòng và xử trí          phơi nhiễm    39
Bảng 3.16A. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm    40
Bảng 3.16B. Mối liên quan giữa thông tin liên quan đến học tập với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm    40
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền    41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Lauren Blackwell. và các cộng sự (2007), “Nursing Students’ Experiences with Needlestick Injuries”, Journal of Undergraduate Nursing Scholarship. 9(1).
2.    W. X. Yao và các cộng sự (2010), “Needlestick injuries among nursing students in China”, Nurse Educ Today. 30(5), tr. 435-7.
3.    Hala Gabr Mahmoud., Wafaa Gameel Mohamed Ali. và Gehan EL Nabawy Ahmed (2013), “Developing Proactive Protocol for Blood-borne and Body Fluids Infections Prevention among Students of Health Professional Colleges in King Khalid University”, Journal of Education and Practice. 4(9).
4.    C. Rapparini và các cộng sự (2007), “Occupational exposures to bloodborne pathogens among healthcare workers in Rio de Janeiro, Brazil”, J Hosp Infect. 65(2), tr. 131-7.
5.    Ya-Hui Yang và các cộng sự (2007), “The Effectiveness of a Training Program on Reducing Needlestick Injuries/Sharp Object Injuries among Soon Graduate Vocational Nursing School Students in Southern Taiwan”, Journal Occupational Health 49, tr. 424-429.
6.    Saleem Taimur. và các cộng sự (2010), “Knowledge, attitudes and practices of medical students regarding needle stick injuries”, J Pak Med Assoc. 60(2), tr. 151-6.
7.    F. R. Souza-Borges, L. A. Ribeiro và L. C. Oliveira (2014), “Occupational exposures to body fluids and behaviors regarding their prevention and post-exposure among medical and nursing students at a Brazilian public university”, Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 56(2), tr. 157-63.
8.    N. Baghcheghi. và các cộng sự (2011), “Prevealence needlestick/sharp injuries among nursing student and related factor”, Iran Occupational Health Journal. 7(4), tr. 32-39.
9.    M. Honda và các cộng sự (2011), “Sharps injuries among nurses in a Thai regional hospital: prevalence and risk factors”, Int J Occup Environ Med. 2(4), tr. 215-23.
10.    Hồ Văn Luyến (2014), Tỷ lệ sang chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực hành phòng ngừa xử lý của sinh viên khoa y trường Cao đẳng Y tế Kiến Giang, Khoa Y Tế công cộng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
11.    Nguyễn Thị Mai Thơ (2015), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường đại học y khoa vinh, Trường Đạu học Y tế công cộng.
12.    Nguyễn Thị Hoàng Thu, Phạm Thiều Hoa và Hoàng Thị Minh Phương (2015), kiến thức và thực hành phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp do kim tiêm truyền của học sinh/sinh viên trường cao đẳng y tế Hà Nội chủ biên, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
13.    Farlex (2012), “Farlex Parter Medical Dictionary”.
14.    Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
15.    CDC (2008), Wordbook for designing implementing, and evaluating a sharps injury prevention program.
16.    Geneva (2010), “The best practices for injections and related procedures toolkit”.
17.    Bộ Y Tế (2012), “Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn”.
18.    Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, chủ biên.
19.    Hani A. Nawafleh. và các cộng sự (2018), “Investigating needle stick injuries: Incidence, knowledge and perception among South Jordanian nursing students”, ORIGINAL RESEARCH. 8(4), tr. 59-69.
20.    2 Seham A. Abd El-Hay PhD1 (2015), “Prevention of Needle Stick and Sharp Injuries during Clinical Training among Undergraduate Nursing Students: Effect of Educational Program”, IOSR Journal of Nursing and Health Science 4(4), tr. 19-32.
21.    Binita Kumari Paudel. và các cộng sự (2013), “Incidence Of Needle Stick Injury Among Proficiency Certificate Level Nursing Students In Kathmandu, Nepal”, International journal of scientific & technology research. 2(9), tr. 277-281.
22.    M. Suliman và các cộng sự (2018), “Students nurses’ knowledge and prevalence of Needle Stick Injury in Jordan”, Nurse Educ Today. 60, tr. 23-27.
23.    Lindiwe I Zungu., Malmsey L M Sengane. và Keitsepile G Setswe (2008), “Knowledge and experiences of needle prick injuries (NPI) among nursing students at a university in Gauteng, South Africa”, Original Research. 50(5), tr. 48a-c.
24.    Y. Guruprasad và D. S. Chauhan (2011), “Knowledge, attitude and practice regarding risk of HIV infection through accidental needlestick injuries among dental students of Raichur, India”, Natl J Maxillofac Surg. 2(2), tr. 152-5.
25.    Kin Cheung và các cộng sự (2012), “Prevalence of and risk factors for needlestick and sharps injuries among nursing students in Hong Kong”, American Journal of infection control. 40, tr. 997-1001.
26.    Juveria Syed Ali Hussain (2012), “Occupational exposure to sharp instrument injuries among dental, medical and nursing student in Mahatma Gandhi Mission’s Campus, Navi Mumbai, India”, Oringina Researh.
27.    D. R. Smith và P. A. Leggat (2005), “Needlestick and sharps injuries among nursing students”, J Adv Nurs. 51(5), tr. 449-55.
28.    S. Bhattarai và các cộng sự (2014), “Hepatitis B vaccination status and needle-stick and sharps-related Injuries among medical school students in Nepal: a cross-sectional study”, BMC Res Notes. 7, tr. 774.
29.    Đỗ Nguyên Phương và các cộng sự (2004), “Phơi nhiễm với máu do chấn thương trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 8(1).
30.    Đỗ Phương Loan (2006), Kiến thức và thực hành về HIV và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường đại học Y toàn quốc, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
31.    Đoàn Thị Vân (2017), Thực trạng kiến thức, thực hành phân loại chất thải y tế  và hiệu quả mô hình can thiệp trên sinh viên điều dưỡng khoá 10  trường Cao đẳng y tế Hà Nội thực tập tại một số bệnh viện, năm  học 2016-2017, chủ biên, Hà Nội.
32.    Trường Cao đẳng Y tế Hà Nôi (2014), Chương trình chi tiết môn học Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Hà Nội.
33.    X. Zhang và các cộng sự (2017), “Needlestick and Sharps Injuries Among Nursing Students in Nanjing, China”, Workplace Health Saf, tr. 2165079917732799.
34.    A. Galazzi, S. Rancati và R. Milos (2014), “[A survey of accidents during the clinical rotation of students in a nursing degree program]”, G Ital Med Lav Ergon. 36(1), tr. 25-31.
35.    M. S. Talas (2009), “Occupational exposure to blood and body fluids among Turkish nursing students during clinical practice training: frequency of needlestick/sharp injuries and hepatitis B immunisation”, J Clin Nurs. 18(10), tr. 1394-403.
36.    B. Green và E. C. Griffiths (2013), “Psychiatric consequences of needlestick injury”, Occup Med (Lond). 63(3), tr. 183-8.
37.    J. Wald (2009), “The psychological consequences of occupational blood and body fluid exposure injuries”, Disabil Rehabil. 31(23), tr. 1963-9.
38.    Trần Thị Bích Hải (2013), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện ung bướu Hà Nội thạc sĩ y tế công công, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
39.    Mỵ Thị Hải (2016), Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
40.    Phí  Thị  Nguyệt Thanh (2011), Nghiên  cứu  về  thái  độ  đối  với  nghề  nghiệp  của  học  sinh,  sinh  viên  điều  đưỡng,  đề  xuất  các  giải  pháp  can  thiệp, Luận án tiến sĩViện vệ sinh dịch tễ trung ương.
41.    Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (2013), Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn, tr. 77-87.
42.    Rajiv Saini (2011), “Knowledge and awareness of needlestick injury among students of Rural Dental College, Maharashtra, India”, ORIGINAL ARTICLE. 5(1), tr. 12-14.
43.    Dương Khánh Vân (2013), Nghiên cứu tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
44.    X. Y. Liao và các cộng sự (2014), “Seroprevalence of hepatitis B and immune response to hepatitis B vaccination in Chinese college students mainly from the rural areas of western China and born before HBV vaccination integrated into expanded program of immunization”, Hum Vaccin Immunother. 10(1), tr. 224-31.
45.    Thu Huyền (2015), “Xu thế sử dụng nước cất ống nhựa cho thuốc tiêm”, Báo nhân dân điện tử.
46.    Asgad suliman Mohamed D. Dafaalla, Abdelmoneim E.M. Kheir, Mahil Abdalla, Ahmed Hashim , Najla Mohammed , Mehera Mirghani (2016), “Knowledge, attitude and practice towards needle stick injury among health care workers in a tertiary Sudanese hospital “, South American Journal of Clinical Research 3(1), tr. 1-9.
47.    A. Pruss-Ustun, E. Rapiti và Y. Hutin (2005), “Estimation of the global burden of disease attributable to contaminated sharps injuries among health-care workers”, Am J Ind Med. 48(6), tr. 482-90.
48.    Trường đại học Y khoa Vinh (2014), Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng.
49.    Vũ Thị Thu Thủy (2018), “Thực trạng và  một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường đại học Y khoa Vinh năm 2018”.
50.    Lê Thị Nga (2016), Kiến thức thái độ về các biện pháp phòng ngừa chuẩn của sinh viên tại đại học Y Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường đại học Y Hà Nội.
51.    Trần Quỳnh Anh Lê Thị Thanh Xuân (2013), “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của người dân tại 2 xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận NĂM 2013”, Tạp chí nghiên cứu Y học 

Leave a Comment