KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 2 XÃ THUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 2 XÃ THUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
Tạ Thúy Loan1*, Trần Thị Phương
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh trầm cảm của người cao tuổi
năm 2021.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 387 người cao tuổi tại 2 xã của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Kết quả: Có 59,4% người biết đến dấu hiệu khó tập trung chú ý là biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Gần một nửa số đối tượng (43,4% và 49,4%) biết đến dấu hiệu của bệnh như: giảm sút tính tự trọng,lòng tự tin, và tự buộc tội, tự cho mình không xứng đáng. Trên 60% người biết thực hành phòng chống trầm cảm bằng cách tham gia các hoạt động xã hội năng vận động, và suy nghĩ tích cực. Khi có dấu hiệu buồn chán, hơn một nửa số thành viên tham gia nghiên cứu (62,3%) lựa chọn phương pháp tìm sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, hay tập thể dục thường xuyên. Việc chọn duy trì chế độ ăn lành mạnh cũng được lựa chọn bởi hơn 1 nửa trong số họ (58,1%).
Trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, với khoảng 5% dân số thế giới rơi vào tình trạng bệnh, tuy nhiên tỷ lệ này thường cao hơn ở người cao tuổi. Đây là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây suy giảm chức năng xã hội sau các bệnh lý tim mạch và được dự đoán là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu đến năm 2030. Hội chứng trầm cảm đã góp phần lớn trong các bệnh không gây tử vong, chiếm gần 12% của tổng số năm sống của con người với khuyết tật. Trên thực tế, hơn 90% người cao tuổi có các biểu hiện trầm cảm mà không được chẩn đoán và điều trị thỏa đáng. Nghiên cứu này được tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình với mục tiêu nghiên cứu là mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh trầm cảm của người cao tuổi năm 2021.