KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA CỦA CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI 30 TỈNH/THÀNH PHỐ
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA CỦA CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI 30 TỈNH/THÀNH PHỐ
Tống Trần Hà1; Nguyễn Thanh Long2; Lê Văn Bào3
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về nghiệp vụ thanh tra của công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 30 tỉnh/thành phố. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Tổng số có 338 công chức tham gia nghiên cứu. Kết quả: về kiến thức, liên quan đến “Nội dung cần thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm”: hầu hết kiến thức của công chức về các nội dung trong phần này khá thấp, chỉ đạt < 50%. Chưa đến 1/3 số công chức (32,54%) trả lời đúng được ≥ 50% câu về kiến thức chung. Về thực hành: 3,55% công chức chưa được tham gia thanh tra lần nào. 6,75% chưa thể lấy được mẫu chủ yếu do “hạn chế của trang thiết bị và công cụ thiết yếu sử dụng cho lấy và bảo quản mẫu” (77,27%); không có chứng chỉ lấy mẫu (55,55%; hạn chế về năng lực, hiểu biết về lấy mẫu thực phẩm và bảo quản mẫu (36,36%). 47,04% công chức trả lời đúng được ≥ 50 câu thực hành. Kết luận: kiến thức và thực hành của công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của 30 tỉnh/thành phố còn nhiều hạn chế. Do đó, cần thực hiện các biện pháp như đào tạo, tập huấn về thanh tra chuyên ngành thường quy hơn.