KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU

KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU

KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
NGUYỄN THỊ HẰNG1, MAI HUYNH BẢO HIỀN2, DIỆP BẢO TUẤN2, PHAM MINH THANH3,
HOANG THỊ MỘNG HUYỀN4, CAO THỊ TUYÊT HƯƠNG5, NGUYỄN HỮU THỌ6,
HUYNH BÍCH THẢO7, VŨ TRẦN MINH NGUYÊN8, ĐẶNG TRẦN NGỌC THANH9
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức và thái độ của Điều dưỡng (ĐD) về quản lý đau trên bệnh nhân (BN) Ung thư (UT) đang điều trị nội trú tại bệnh viện Ung Bướu (BVUB), TP. HCM năm 2018.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 225 ĐD đang công tác tại 17 khoa lâm sàng tại bệnh viện
Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Phương pháp chọn mẫu phân tầng. Sử dụng bộ câu hỏi để thu thập số liệu. Thống kê mô tả được sử dụng để phân tích số liệu.

Kết quả: Kiến thức của ĐD về quản lý đau ở mức độ kém, đạt 17,3 trên tổng số 36 câu hỏi (<50%), SD = 3,16. Thái độ về quản lý đau tốt, 45,3% ĐD cho rằng KSĐ quan trọng và 50,2% ĐD cho rằng KSĐ rất quan trọng, chỉ có 4,4% ĐD cho rằng kiểm soát đau không quan trọng.
Kết luận: Kiến thức của ĐD về quản lý đau ở mức kém. Thái độ về quản lý đau tốt.
Bệnh viện cần tổ chức tập huấn thường xuyên nâng cao kiến thức về quản lý và đánh giá đau một cách toàn diện, tiến tới thực hành lâm sàng trên BN đạt hiệu quả cao

Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư (UT). Theo nghiên cứu của Mã Kim Hương và cộng sự (2009) có 64% BNUT giai đoạn tiến xa có đau[4]. Đau do UT là đau mạn tính, dai dẳng, có khi kéo dài vài tháng đến vài năm nếu như không có biện pháp kiểm soát. Hiện nay chúng ta có thể kiểm soát được trên 90% đau đớn do UT. Tuy nhiên, khi khảo sát tại Mỹ mới chỉ có 40% đau đớn do UT được điều trị đúng mức. Theo thống kê của WHO, 50% BNUT có đau đớn (4,5 triệu người), trong đó ngay cả ở các nước phát triển trên 50% BNUT có đau không được điều trị thỏa đáng[1].
Đau do UT làm tăng thêm sự đau khổ về mặt tinh thần, thay đổi các hoạt động sống, rối loạn giấc ngủ, giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh[1]. Quản lý đau trong UT là một trong những ưu tiên của chương trình phòng chống UT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ĐD là người trực tiếp tham gia chăm sóc và có vai trò quan trọng trong việc quản lý đau cho BNUT thông qua việc đánh giá được mức độ, lên kế hoạch đưa ra các can thiệp phù hợp và lượng giá

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment