KIẾN THỨC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 15 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐINH
KIẾN THỨC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 15 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐINH
Nguyễn Trường Sơn1
1 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức về một số biện pháp phòng ngừa chuẩn của sinh viên đại học chính quy khóa 15 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 103 sinh viên đại học chính quy khóa 15 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tham gia trả lời trên bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về mục đích của rửa tay là giảm thiểu các vi sinh vật gây hại có trên tay bẩn là 99.0%, tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về thời gian rủa tay thường quy chiếm tỷ lệ là 28.2%, tỷ lệ sinh viên có kiến thưc đúng về thời điểm rửa tay là trước và sau khi chăm sóc một người bệnh là 96.1% và 98.1% sinh viên biết khi ho nếu không có khăn tay nên dùng mặt trong của khuỷu tay để che không dùng bàn tay. Kết luận: Kiến thức của sinh viên về vệ sinh tay trong phòng ngừa chuẩn là chưa tốt và kiến thức của sinh viên về vệ sinh khi ho và hô hấp là tốt.
Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi bệnh nhân không phụ thuộcvào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết (trừ mồ môi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh. Thực hiện phòng ngừa chuẩn giúp phòng ngừa và kiểm soát phơi nhiễm với máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) cho dù không nhìn thấy máu, chất bài tiết qua da không lành lặn và niêm mạc [1]. Việc tuân thủ các biện pháp của phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào việc giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, hạn chế cả sự lây truyền cho nhân viên y tế và người bệnh, cũng như từ người bệnh sang môi trường nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, mỗi ngày có 247 người chết tại Mỹ là kết quả của một bệnh nhiễm trùng liên quan đến y tế. Năm 2010 tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm 66% của các nước đang phát triển và chỉ có 9% sinh viên tại trường Y ở Ấn Độ có kiến thức đúng về vệ sinh tay.Tại Việt Nam,nghiên cứu của Vũ Thị Thu Thủy (2018) đã cho thấy, sinh viên có kiến thức về tiêm antoàn, phòng tổn thương do vật sắc nhọn 54%, vệ sinh khi ho và hô hấp 64% [4].Phòng ngừa chuẩn là nội dung quan trọng trong chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Để làm thay đổi hành vi của một cá nhân cần phải cung cấp cho các đối tượng các kiến thức đúng,thay đổi thái độ của đối tượng, từ đó tác động tới hành vi của đối tượng. Việc cung cấp kiến thức cho nhân viên y tế và sinh viên y khoa về phòng ngừa chuẩn là cần thiết để làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và giảm thiểu các rủi ro không mong muốn cho nhân viên y tế và đặc biệt là sinh viên điều dưỡng từ đó sinh viên có đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng ngừa chuẩn trước khi đi lâm sàng. Tại bệnh viện không chỉ có nhân viên y tế làm việc mà còn có sinh viên tham gia học lâm sàng để rèn luyện các kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, kiến thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa chuẩn còn nhiều hạn chế [5]. Trên Thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu kiến thức, thái độ phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế nói chung và sinh viên các trường đại học y nói riêng. Tuy nhiên, tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định vẫn chưa có nghiên cứu về kiến thức của sinh viên điều dưỡng về phòng ngừa chuẩn. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức về một số biệnpháp phòng ngừa chuẩn của sinh viên đại học chính quy khóa 15 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, phòng ngừa chuẩn, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2012), Quyết định số: 3671/QĐ – BYT ngày 27/9/2012, Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguyễn Kim Hạnh, “Nâng cao kiến thức phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng năm nhất trường cao đằng Y tế Bình Phước năm 2020”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
3. Lê Thị Nga (2016), “Kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng ngừa chuẩn của sinh viên tại Đại học Y Hà Nội”, Khóa luận cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Vũ Thị Thủy (2018), “Thực trạng kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2018”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. Kim K.M (2015), Clinical Expriences as Related to Standard Precaution Compliance among Nursing sturents: A Focus Group Interview Based on the of Plamned Behavior. Asian Nurs Res, 9 (2).
6. Mn. Huson Amin Ghalya và cs (2014), “Knowledge, Attiudes and Sources of Information among Nursing Students toward Infectinon Control and Standard Precaution”, Life Science Journal.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com