LAO MÀO TINH HOÀN ĐƠN ĐỘC-MỘT BỆNH LÝ RẤT DỄ BỎ SÓT: BÁO CÁO 1 CA LÂM SÀNG

LAO MÀO TINH HOÀN ĐƠN ĐỘC-MỘT BỆNH LÝ RẤT DỄ BỎ SÓT: BÁO CÁO 1 CA LÂM SÀNG

LAO MÀO TINH HOÀN ĐƠN ĐỘC-MỘT BỆNH LÝ RẤT DỄ BỎ SÓT: BÁO CÁO 1 CA LÂM SÀNG
Nguyễn Hoài Bắc1, Hạ Hồng Cường2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Lao mào tinh hoàn đơn độc là một trong những bệnh cảnh hiếm gặp trong các trường hợp lao niệu dục. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp sẽ làm cho tình trạng viêm tinh hoàn tái phát nhiều lần. Người bệnh có viêm mào tinh hoàn đơn độc do lao thường được chẩn đoán nhầm với các viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn thông thường khác, bệnh nhân thường phải điều trị nhiều đợt kháng sinh gây tốn kém và ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của họ. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện báo cáo ca bệnh lâm sàng trên một bệnh nhân lao tinh hoàn đơn độc được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để khái quát y văn và kinh nghiệm điều trị liên quan đến căn bệnh hiếm này.

Lao là một bệnh truyền nhiễm đã được biết đến từ khi Robert Koch phân lập được trực khuẩn lao từ thế kỷ 19. Tuy nhiên cho đến nay, lao vẫn còn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Với lịch sử 90 tiêm chủng, và 60 năm sử dụng hóa trị liệu, nhưng bệnh Lao vẫn ảnh hưởng đến khoảng 1/5 dân số thế giới và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Mỗi năm có khoảng 10 triệu người mắc mới và khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao [1]. Cơ quan bị bệnh chính của vi khuẩn lao là ở phổi, tuy nhiên vi khuẩn lao cũng có thể gây bệnh ở hầu hết các hệ cơ quan khác của cơ thể. Trong bệnh cảnh lao của hệ tiết niệu sinh dục, lao vị trí tinh hoàn – mào tinh hoàn chiếm khoảng 30% cá trường hợp. Viêm tinh hoàn-mào tinh hoàn do lao có biểu hiện lâm sàng giống với các bệnh cảnh viêm cấp tính tinh hoàn – mào tinh hoàn do các nguyên nhân khác, như sưng đau tinh hoàn hoặc viêm tấy đỏ da bìu, nên việc chẩn đoán được lao tinh hoàn-mào tinh hoàn trên thực tế lâm sàng là điều khó khăn cho các bác sĩ. Hơn nữa, đã có nhiều trường hợp viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn do lao không được chẩn đoán và điều trị chính xác khiến bệnh nhân phải cắt bỏ tinh hoàn khi các thương tổn xâm lấn toàn bộ tinh hoàn.
Do vậy, nhân một trường hợp lao mào tinh hoàn, chúng tôi muốn thảo luận về cách tiếp cận và chuẩn đoán bệnh lý này.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment