Lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở: Báo cáo ca bệnh

Lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở: Báo cáo ca bệnh

Lao phổi chẩn đoán muộn gây biến chứng xẹp toàn bộ phổi trái do chít hẹp đường thở: Báo cáo ca bệnh
Đào Thúy Quynh, Nguyễn Thị Hằng, Trương Văn Quý
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Lao phổi là một trong các thể lao phổ biến nhất cùng với thể lao nội mạc phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi do hẹp lòng khí phế quản không hồi phục. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nữ 14 tuổi vào viện vì ho kéo dài trên 2 tháng, không sốt, không khó thở, nghe phổi thấy giảm thông khí phổi trái. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy toàn bộ phổi trái mờ không đều, co kéo khí quản lệch trái. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy phổi trái giảm thể tích toàn bộ, phế quản gốc trái hẹp. Hình ảnh nội soi phế quản thấy hẹp gần hoàn toàn phế quản gốc trái. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên cho kết quả nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB (Acid Fast Bacillus) dương tính; xét nghiệm sinh học phân tử và nuôi cấy tìm vi khuẩn lao đều dương tính trong dịch đờm và dịch rửa phế quản.

Bệnh  lao  là  một  vấn đề  sức  khỏe  toàn cầu.  Theo  báo  cáo  của  Tổ  chức  Y  tế  thế giới  (TCYTTG  –  WHO  Report  2020  Global Tuberculosis Control), bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và khoảng 1,4 triệu người tử vong do Lao trên toàn cầu. Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc.Lao phổi là thể lao phổ biến đặc biệt thể lao nội mạc phế quản có thể gây ra những biến chứng, di chứng nguy hiểm tại phổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lao nội mạc phế quản là bệnh của lòng phế quản do vi khuẩn lao gây LAO PHỔI CHẨN ĐOÁN MUỘN GÂY BIẾN CHỨNG XẸP TOÀN BỘ PHỔI TRÁI DO CHÍT HẸP ĐƯỜNG THỞ: BÁO CÁO CA BỆNHra. Bệnh được hình thành khi vi khuẩn lao có trong đờm bị ứ đọng xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc phế quản, hoặc hạch bạch huyết có chứa vi khuẩn lao bị dò vào lòng phế quản, hoặc  vi  khuẩn  lao  từ  nơi  khác  theo đườngbạch huyết đến khu trú tại phế quản. Lao nội mạc phế quản có thể xảy ra khoảng 10 – 40% bệnh nhân mắc bệnh lao hoạt động.1 Sự tổn thương trong lòng khí quản và phế quản do vi khuẩn lao được mô tả đầu tiên bởi một bác sĩ người Anh tên là Richard Morton năm 1698 trong một ca khám nghiệm tử thi tử vong vì bệnh lao.2 Lao nội mạc phế quản có đặc trưng là tổn thương của đường dẫn khí điển hình là viêm, phù nề, xuất tiết, hoại tử bã đậu, xơ hóa co kéo làm hẹp khí – phế quản đôi khi có tổn thương giãn phế quản cạnh các vùng phổi xơ sẹo. Thể lao này rất khó chẩn đoán vì thường không thấy tổn thương trên phim X-quang phổi dẫn đến việc chậm trễ điều trị.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment