LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN BASEDOW NHIỄM ĐỘC HORMON TUYẾN GIÁP

LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN BASEDOW NHIỄM ĐỘC HORMON TUYẾN GIÁP

LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN BASEDOW NHIỄM ĐỘC HORMON TUYẾN GIÁP
Tôn Thất Kha1, Hoàng Trung Vinh2
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2 Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan nồng độ NT-proBNP huyết thanh với một số thông số siêu âm tim ở bệnh nhân (BN) Basedow nhiễm độc hormon tuyến giáp (NĐHMG). Đối tượng và phương pháp: 258 BN Basedow giai đoạn NĐHMTG lứa tuổi 37,0 (27,0-52,0), nữ: 213 (83,6%); nam 45 (17,4%) được xét nghiệm nồng độ NT-proBNP huyết thanh bằng phương pháp điện hóa phát quang (ECLIA) và siêu âm Doppler tim trên máy EPIQ 5G xác định một số chỉ số hình thái và chức năng tim. Kết quả: nồng độ NT-proBNP gia tăng ở BN có tăng đường kính nhĩ trái, đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd), đường kính thất phải, cung lượng tim (CO), phân suất tống máu (EF), áp lực động mạch phổi tâm thu (ALĐMPTT), liên quan có ý nghĩa với tỷ số E/A. Tỷ lệ BN với nồng độ NT-proBNP ở mức 125-2000 pmol/l ở đối tượng tăng đường kính nhĩ trái, thất phải, CO>6 lit/phút, ALĐMPTT ở mức 41-65 mmHg cao hơn so với trường hợp có các chỉ số tương ứng ở mức bình thường. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP liên quan có ý nghĩa với một số chỉ số hình thái, chức năng tim trên siêu âm ở BN Basedow giai đoạn NĐHMTG.

Peptid lợi niệu não gốc N-N terminal proBrain Natriuretic  peptide  (NT-proBNP)  là một  dấu ấn sinh học liên quan với các biểu hiện tổn thương tim mạch ở BN Basedow. Trong bệnh Basedow có NĐHMTG thường tăng đáng kể nồng độ NT-proBNP.  Tăng  nồng  độ  NT-proBNP  ở  BN Basedow  liên  quan  đến  sự  gia  tăng  sức  nén huyết động tại tim nhất là trong tình trạng tim tăng động, tăng sức co bóp cơ tim và đặc biệt khi  suy  tim.  Trong  cơ  thể  người,  NT-proBNP được tiết ra từ cơ tâm thất chiếm tới 70%, cơ nhĩ tiết ra ít hơn. Ngoài ra NT-proBNP còn được tiết ra  từ não, phổi, thận, động mạch chủ và tuyến thượng thận với nồng độ thấp hơn nhiều so với tiết ra từ tâm nhĩ. Khi có biến đổi bệnh lý về cấu trúc và chức năng tim ở BN Basedow sẽ có sự gia  tăng  nồng  độ  NT-proBNP.  Ở  BN  Basedow, nồng độ NT-proBNP có nhiều yếu tố liên quan trong đó rõ nét và đáng kể nhất là các chỉ số hình thái, chức năng tim xác định trên siêu âm cùng nồng độ hormon tuyến giáp (HMTG), TSH, TRAb. Đề tài thực hiện với mục tiêu: khảo sát mối  liên  quan  giữa  nồng  độ  NT-proBNP  huyết thanh với một số chỉ số siêu âm tim bao gồm đường kính nhĩ trái, Dd, đường kính thất phải, CO, EF, ALĐMPTT, tỷ số E/A

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment