• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

MedLib

Thư Viện Y - Nơi chia sẻ kho tài liệu nghiên cứu lớn nhất Việt Nam

  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • thông tin thuốc
  • Ngân hàng đề thi y khoa
You are here: Home / Bệnh lý / Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh lý

Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Liệt tứ chi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hình ảnh bệnh Liệt tứ chi

Tổng quan bệnh Liệt tứ chi

Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, sẽ mất khả năng cảm giác và vận động. Liệt tứ chi bao gồm liệt cánh tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu.

Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống như huyết áp thấp, nhịp tim chậm. Có thể bị khó thở hoặc không thể tự thở. Bệnh này có thể gây ra lở loét da, co cứng cơ hoặc xuất hiện máu đông đe dọa tính mạng.

Đôi khi, bệnh cũng khiến cơ thể không thể phản ứng chính xác với các vấn đề về bàng quang hoặc ruột (tình trạng tăng phản xạ tự phát), làm cho huyết áp tăng rất cao. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể bị đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Nếu bị liệt tứ chi và không điều trị, sẽ không thể để tự chăm sóc cho bản thân.

Nguyên nhân bệnh Liệt tứ chi

Nguyên nhân chính gây ra liệt tứ chi là do chấn thương tủy sống, nhưng một số tình trạng khác như bại não và đột qụy , liệt cứng tứ chi, liệt tứ chi cột sống cũng có thể gây ra bệnh này. Ngoài ra, tai nạn xe hơi, tai nạn lao động cũng là những nguyên nhân có thể gây ra liệt tứ chi.

Triệu chứng bệnh Liệt tứ chi

Triệu chứng bệnh có thể phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương tủy sống. Các triệu chứng phổ biến của liệt tứ chi bao gồm:

  • Mất kiểm soát các hoạt động của ruột và bàng quang;
  • Khó tiêu;
  • Khó thở;
  • Tê và giảm cảm giác;
  • Yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay và chân;
  • Không có khả năng cử động và cảm giác ở khu vực bị tổn thương.

Đối tượng nguy cơ bệnh Liệt tứ chi

Liệt tứ chi là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Nam giới: chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ;
  • Trên 65 tuổi: hầu hết các chấn thương ở người lớn tuổi đều do họ bị té ngã;
  • Bệnh xương khớp: một chấn thương tương đối nhỏ có thể gây ra chấn thương tủy sống nếu  mắc bệnh khác về xương khớp, như viêm khớp hay loãng xương.

Phòng ngừa bệnh Liệt tứ chi

Kiểm soát và phòng chống liệt tứ chi nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Lái xe an toàn. Tai nạn xe là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương tủy sống. Đeo dây an toàn mỗi khi lái xe hoặc ngồi trong xe ô tô;
  • Cẩn thận để không bị té;
  • Hãy thận trọng khi chơi thể thao;
  • Không lái xe sau khi uống rượu
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn.
  • Đảm bảo an toàn lao động, an toàn khi tham gia giao thông.
  • Khám chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể gây biến chứng tổn thương tuỷ sống.
  • Truyền thông, giáo dục bệnh nhân hiểu biết hơn về hậu quả nặng nề do tổn thương tuỷ sống, biết cách sơ cứu đúng hạn chế tổn thương thứ phát.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Liệt tứ chi

Nhân viên y tế tiến hành khám cho người bệnh liệt tứ chi để chẩn đoán chính xác:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): nhìn thấy các bất thường trên X-quang. Trong phương pháp này, sẽ sử dụng máy tính để xem một loạt hình ảnh cắt ngang giúp xác định các vấn đề xương, đĩa đệm và những vấn đề khác;
  • X-quang: thường chỉ định phương pháp điều trị này sau chấn thương để xem có chấn thương tủy sống hay không. X-quang giúp thấy các vấn đề về đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này gồm sóng từ trường giúp tạo ra hình ảnh. Phương pháp này rất hữu ích để quan sát tủy sống và xác định thoát vị đĩa đệm, máu đông hoặc các đối tượng có thể chèn ép tủy sống.

Các biện pháp điều trị bệnh Liệt tứ chi

Khi chấn thương người bệnh sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng để chữa liệt tứ chi và chăm sóc cho người bệnh liệt tứ chí một cách hiệu quả:

Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, ngay giai đoạn sớm và tiến hành liên tục về sau

Tìm và giải quyết nguyên nhân gây liệt

Phòng, chữa trị kịp thời bội nhiễm và loét bằng các phương pháp:

  • Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện, ít bị tỳ đè nhất, thường xuyên trăn trở, thay đổi tư thế người bệnh, vệ sinh săn sóc da khô sạch … để chống loét do tỳ đè
  • Tập thở, tập ho, vỗ rung lồng ngực… để chống ứ đọng đờm dãi gây nhiễm trùng đường hô hấp
  •  Chăm sóc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh
  • Đặt sond tiểu ngắt quãng 6h/lần; bơm rửa bàng quang thường xuyên để chống nhiễm trùng tiết niệu và đề phòng căng phồng bàng quang
  • Chiếu tia hồng ngoại, tử ngoại để phòng chữa viêm nhiễm lở loét cũng như phục hồi chức năng chi thể và giảm đau đớn cho người bệnh

Xoa bóp ngày 1 – 2 lần; tập cử động, tập vận động thụ động và chủ động các chi thể bị liệt để duy trì tầm vận động khớp điện xung; điện phân thuốc; châm cứu; thuỷ châm vitamin nhóm B; điện từ trường

Đề phòng huyết khối

Hướng dẫn người nhà và người bệnh tự tập luyện và cách chăm sóc người bệnh liệt tuỷ để chủ động đảm bảo duy trì phục hồi chức năng thường xuyên và lâu dài khi không có thầy thuốc, đặc biệt là sau khi ra viện trở về nhà. Cần thường xuyên theo dõi, kết hợp phục hồi chức năng và y học cổ truyền như xoa bóp, châm cứu, thuỷ châm. 

 

Xem thêm:

  • Bệnh nhân liệt tứ chi “hồi sinh” nhờ điều trị bằng Tế bào gốc
  • Bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Liệt nửa người: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Chủ đề:

 

Nguồn: vinmec.com/vi/

April 25, 2021 by admin Leave a Comment

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Recent Posts

  • KHẢO SÁT TỶ LỆ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CÓ VIDEO HỖ TRỢ CHO BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
  • PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN MẪU NGOẠI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM
  • DỊ DẠNG MẠCH MÁU TỬ CUNG: BÁO CÁO CHÙM CA LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
  • KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI BẰNG KỸ THUẬT TẤT CẢ BÊN TRONG SỬ DỤNG GÂN ĐỒNG LOẠI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
  • KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KINH Ở NỮ SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Y TẠI HÀ NỘI
  • BÁO CÁO CA BỆNH LÂM SÀNG: MỘT TRƯỜNG HỢP U MÔ ĐỆM DẠ DÀY RUỘT (GIST) VÀ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY CÙNG TỒN TẠI TRÊN MỘT BỆNH NHÂN
  • MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU CỦA BỆNH NHÂN THIẾU HỤT GLUCOSE-6-PHOSPHATE DEHYDROGENASE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

Recent Comments

  • thủy on Sổ Tay Lâm Sàng Thần Kinh PDF
  • admin on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/
  • Nam on Câu hỏi trắc nghiệm y học (8)
  • Nguyễn thị Ngọc đoan on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/

Footer

Danh sách liên kết

Vinhomes Elites trung tâm môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes the empire - Bảng giá liền kề Vinhomes The Empire - Biệt thự đảo Vinhomes The Empire - Biệt thự song lập Vinhomes The Empire - Biệt thự Vinhomes The Empire - Shophouse vinhomes the empire hưng yên
  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghiên cứu cấp cơ sở
  • Bệnh lý
  • thông tin thuốc
  • Phác Đồ
  • Xét nghiệm