Lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chi Minh năm 2020
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chi Minh năm 2020. Các báo cáo gần đây về vấn đề sức khỏe tâm thần cho thấy là bảo cáo ngày đang có xu hướng gia tăng mà trong đó bao gồm các rối loạn lo âu, stress, trầm cảm [35]. Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ [12]. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra khái niệm về rối loạn lo âu như sau: Rối loạn lo âu được đặc trưng bởi lo lắng quá mức và không thực tế về công việc hay sự kiện hằng ngày, hoặc có thể quả tập trung cho các đối tượng hoặc hình thức nào đó [23].
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), ngày nay cử bốn người thi có ít nhất một người sẽ cần chăm sóc sức khỏe tâm thần tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ [41]. Cũng theo dự báo của WHO đến năm 2020 gánh nặng bệnh tật do sức khỏe tâm thần gây ra đứng thứ hai sau gánh nặng bệnh tật sức khỏe tim mạch [17]. Theo các cuộc khảo sát dịch tễ, tỷ lệ hiện mắc ước tính của rối loạn lo âu trong dân số chung của Hoa Kỳ là 3,1% và 5,7% trong suốt đời của họ [40]. Rối loạn tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Theo cuộc điều tra sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới về rối loạn tâm thần ở sinh viên khảo sát trên 21 quốc gia cho thấy tỷ lệ sinh viên trúng tuyển nhập học vào các trường đại học chiếm 20,3% sinh viên có rối loạn DSM-IV/CIDI 12 tháng trong đó sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới [21]. Ở Việt Nam, ước tỉnh kết quả điều tra quốc gia 1999-2000 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần thường gặp, chiếm khoảng 15% dân số (khoảng 13,5 triệu người) đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến và khoảng 3 triệu người mắc các loại tâm thần nặng [1].
Hiện nay, vấn đề sức khỏe tâm thần học đường là một vấn đề ngày càng được quan tâm. Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở học sinh, sinh viên cao hơn hẳn so với tỷ lệ người mắc bệnh ở quần thể chung và đặc biệt ở lứa tuổi này ít được tiếp xúc với điều trị do kỳ thị về mặt tâm lý. Với sinh viên, thời gian phải làm quen với một môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, cách học, các mối quan hệ với thầy mới, bạn mới, phương pháp học mới, môi trường sống mới và điều kiện kinh tế ở thành phố có nhiều khác biệt so với học phổ thông. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng sư phạm Trung ương thực hiện một nghiên cứu khảo sát về tỷ lệ rối loạn lo âu trên 650 sinh viên kết quả có 110 sinh viên có dấu hiệu rối loạn lo âu từ nhẹ đến nặng, trong đó mức trung bình chiếm khoảng 50% [9]. Cũng theo một nghiên cứu cất ngang mô tả về thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên y khoa thực hiện trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và khoa răng hàm mặt Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4% đa số ở mức độ nhẹ và vừa, 52,8% sinh viên có cùng ba loại rối loạn trên [15].
Như các trường Đại học, Cao đẳng khác, trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức là một trong những trường đào tạo cho nhân lực y tế trong cả nước. Với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất khang trang luôn tạo cho sinh viên được cảm thấy an tâm học tập, rèn luyện kĩ năng [19]. Sinh viên ngành y đặc thù với khối lượng kiến thức y khoa, áp lực học tập với các mùa thì căng thẳng. Do vậy mà vẫn đề lo âu của sinh viên ngành y cần được quan tâm, tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020 là bao nhiêu? Có những yếu tố nào liên quan đến rối loạn lo âu ở sinh viên?. Trả lời câu hỏi này giúp góp phần khắc phục kịp thời do rối loạn lo âu gây ra từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, đồng thời sẽ đưa ra những hướng hỗ trợ và các giải pháp kịp thời để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Vì lý do đó, nghiên cứu “Lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chi Minh năm 2020” được thực hiện với mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng lo âu ở sinh viên trường Cao đăng Y Dược Hông Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan giữa lo âu của đối tượng nghiên cứu
Nguồn: https://luanvanyhoc.com