Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020.Sử dụng rượu bia là một thói quen mang văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Song rượu bia lại là chất ức chế thần kinh trung ương, gây nghiện vì vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia. Khoảng hai tỷ người trên thế giới tiêu thụ đồ uống có cồn và gần 76,3 triệu người có khả năng mắc rối loạn sử dụng rượu bia. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở các nước Đông Nam Á có 1/4 đến 1/3 nam giới uống rượu [49], [44] xu hướng ngày cảng tăng ở phụ nữ. Ở Ấn Độ, số người sử dụng rượu ước tính năm 2005 là 62,5 triệu, với 17,4% trong số họ (10,6 triệu) là người dùng phụ thuộc và 20-30% nhập viện là do các vấn đề liên quan đến rượu [45], [41]. Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và trật tự an toàn xã hội [19], [29]. Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích là nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm-thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia (AUD), các bệnh không lây nhiễm, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông. Một số bệnh/thương tích chính do sử dụng rượu bia: Bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa/ rối loạn tiêu hóa, ung thư, thương tích, rối loạn sử dụng rượu bia (AUD) [37],
[42], [48], [63], [45].
Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia được ước tính có mức tiêu thụ rượu bia cao ở Đông Nam Á, xếp thứ hai chỉ sau Thái Lan. Ở Việt Nam, quả trình đổi mới và phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được năng cao. Xu hướng sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ hội, trong quan hệ công việc… đang ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thi sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới và có xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia. Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. WHO ước tính năm 2016 cả nước ghi nhận 549.000 trường hợp tửvong do mọi nguyên nhân, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77%. Tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 31%, tiếp theo là ung thư 19%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tỉnh 6% và đái tháo đường 4% [32]. Rượu bia là một trong bốn yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễm nói trên. Rượu bia là 1 trong 3 nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới từ 15-49 tuổi tại Việt Nam. Tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 32,4% ở nam giới và 19,6% ở nữ giới [66], [67].
Trung tâm y tế thành phố Thuận An gồm 4 phòng chức năng, 4 khoa phòng thuộc khối dự phòng và 14 khoa lâm sàng cận lâm sảng và 10 phòng khám/trạm y tế trực thuộc với tổng số 402 nhân viên y tế. Tìm hiểu tổng quan chưa tìm thấy nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng rượu bia trên đối tượng nhân viên y tế tại Việt Nam, theo đánh giá chủ quan nhân viên y tế là đối tượng có kiến thức về tác hại của lạm dụng rượu bia lên sức khỏe nên tỷ lệ lạm dụng rượu bia sẽ thấp? Tuy nhiên một số nghiên cứu trên đối tượng sinh viên thuộc các trường Đại học Y Dược cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên khá cao từ 57% đếb 75%. Do đó chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, Bình Dương năm 2020.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com