LỌC MÁU KHÔNG DÙNG CHẤT CHỐNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN NGUY CƠ CHẢY MÁU CAO
LỌC MÁU KHÔNG DÙNG CHẤT CHỐNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN NGUY CƠ CHẢY MÁU CAO
Nguyễn Bách*; Phù Văn Hưng*; Lê Đình Minh Hoàng* và cộng sự*
Mở Đầu: Chống đông là một trong những khâu quan trọng trong kỷ thuật lọc máu, góp phần quyết định sự thành công của cuộc lọc. Bệnh nhân suy thận cấp hoặc mạn thường có khuynh hướng dễ chảy máu do tình trạng nhiễm độc ure. Chạy thận nhân tạo giúp giảm biến chứng này, nhưng đồng thời chất chống đông dùng trong lọc máu lại làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy đã có nhiều nghiên cứu về các chất chống đông cũng như cá c phương phá p chố ng đô ng để hạ n chế biế n chứng nà y. Trong nghiê n cứ u nà y, lọ c má u khô ng dù ng chất chống đông (LMKDCCĐ) được coi là không dùng Heparin trong lúc lọc máu và cả khi priming màng lọc, lượng NaCl 0,9% truyền vào dạng “flush” (Xả nhanh) mỗ i 15-30 phú t vớ i thể tích khô ng hằ ng định. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tai biến của phương pháp LMKDCCĐ.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: 24 Bệ nh nhâ n Suy thậ n Cấ p/mạ n có nguy cơ chả y má u cao được đưa vào nghiên cứu với tổng cộng 103 cuộc lọc máu LMKDCCĐ. Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu
Kết quả: không ghi nhận trường hợp nà o bị chảy máu nhiều hơn so với trứơc lúc lọc. Hiệu suất cuộc lọc, thời gian lọc máu, tốc độ rút dịch vẫn đảm bảo yêu cầu
Kết luận: phương phá p LMKDCCĐ ở nhữ ng bệ nh nhân có nguy cơ chảy máu cao cho thấy an toàn, đơn giản, hiệu suất lọc, thời gian lọc và thể tích dịch siêu lọc vẫn đảm bảo được yêu cầu. Đường mạch máu vào-ra tốt và vấn đề theo dõi sát bệnh nhân, vòng tuần hoàn ngoài cơ thể của kỹ thuật viên là các yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của kỷ thuật
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất