Luận án Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác

Luận án Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác

Luận án Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác.Sự ra đời của kỹ thuật điện sinh lý thần kinh đã góp phần to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chức năng hệ thần kinh. Các kỹ thuật điện sinh lý thần kinh thường được ứng dụng là ghi điện não (EEG), đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV), ghi điện thế đáp ứng (EP)v.v… Trong kỹ thuật ghi EP có kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng cảm giác (SEP) đánh giá chức năng dẫn truyền cảm giác và điện thế đáp ứng vận động (MEP) đánh giá chức năng dẫn truyền vận động. Kỹ thuật ghi EP với sự trợ giúp của máy tính, cho phép đánh giá chức năng các đường dẫn truyền ở hệ thần kinh một cách khách quan và có độ chính xác cao, có thể phát hiện sớm các bất thường khi tổn thương cấu trúc chưa thể phát hiện bằng MRI [6],[30],[40].

Đến nay, hầu hết các phòng thăm dò chức năng trên thế giới đều dùng kỹ thuật ghi EP để đánh giá dẫn truyền cảm giác, bao gồm kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng thính giác thân não (BAEP) cho phép đánh giá chức năng dẫn truyền thính giác. Kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng thị giác (VEP) cho phép đánh giá chức năng dẫn truyền thị giác. Kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng cảm giác thân thể (SSEP) đánh giá chức năng dẫn truyền cảm giác thân thể. Trong đó kỹ thuật ghi VEP đã và đang được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu dẫn truyền thị giác ở người bình thường và một số bệnh lý như viêm thần kinh thị giác, u dây TK thị giác, xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis),…[32],[72],[116].
Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác Xơ cứng rải rác (XCRR) là một bệnh thuộc nhóm bệnh gây tổn thương mất myelin ở hệ TK trung ương, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng dần. Bệnh gặp ở 2,5 triệu người trên toàn thế giới, thường khởi phát ở lứa tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam, với tỷ lệ hiện mắc trung bình trên toàn thế giới khoảng 30/100.000 dân, cao nhất ở châu Âu (80/100.000 dân), ở Đông Nam Á (3,8/100.000 dân) và thấp nhất ở châu Phi 1 (0.3/100.000 dân), trong đó hàng năm có khoảng 1% số trường hợp bị tử vong [49],[71],[107],[108],[128]. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ làm giảm tỷ lệ di chứng và tử vong cho người bệnh. Trong các kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán sớm xơ cứng rải rác, ghi EP, trong đó ghi VEP được nhiều tác giả trên thế giới coi là đáng tin cậy hơn cả [5],[110],[128]…
Ở nước ta hiện nay chưa có khảo sát dịch tễ học về XCRR. Tuy nhiên hai thập niên trở lại đây, nghiên cứu của một số tác giả đã khẳng định XCRR thực sự có mặt tại Việt Nam và cần thiết phải thống nhất quy trình các tiêu chuẩn chẩn đoán phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và hiệu quả điều trị bệnh này [2],[16],[23],[25].
Trong lâm sàng để đánh giá chức năng dẫn truyền của hệ TK cần phải so sánh với giá trị bình thường, vì thế các phòng thăm dò chức năng trên thế giới phải xây dựng số liệu bình thường riêng cho mình [40],[66],[70],[73]. Ở nước ta đã có nhiều phòng thăm dò chức năng được trang bị máy ghi EP nhưng chưa có đủ số liệu về các chỉ số EP của người bình thường, đặc biệt về VEP có rất ít tác giả đề cập đến. Vì vậy, việc xây dựng số liệu về các thông số của VEP ở người bình thường để làm số tham chiếu trong nghiên cứu các bệnh liên quan đến đường dẫn truyền thị giác và các bệnh lý của hệ TK có ảnh hưởng đến VEP, trong đó có bệnh XCRR là rất cần thiết. Từ các lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác” với
các mục tiêu sau:
1. Xác định đặc điểm và giá trị các sóng của VEP ở người bình thường tuổi 20-50.
2. Đánh giá sự biến đổi về giá trị các sóng của VEP ở bệnh nhân XCRR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học của người Việt nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chương (2001), “Nhận xét lâm sàng và chẩn đoán xơ não tuỷ rải rác”, Công trình nghiên cứu y học quân sự, tr. 30 – 35.
3. Nguyễn Văn Chương (2005), “Xơ não tuỷ rải rác”,Thực hành lâm sàng thần kinh học, Tập III. Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 240 – 253.
4. Nguyễn Văn Chương (2008), “Điện thế kích thích thị giác trong thực hành lâm sàng thần kinh học”, Chẩn đoán cận lâm sàng, tập IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 282 – 287.
5. Nguyễn Hữu Công (1998), “Điện thế gợi cảm giác thân thể”, Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ, Nhà xuất bản Y học, tr. 84 – 96.
6. Nguyễn Hữu Công (2009). “Ứng dụng của điện thế gợi trong thần kinh học và các bệnh liên quan”, Hội nghị thần kinh học TP Hồ Chí Minh, Tham khảo thần kinh học, www.thankinhhoc.com,12/2009.
7. Phạm Thị Minh Đức (chủ biên) và cs, (2011), “Sinh lý hệ thần kinh cảm giác”, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 406 – 419.
8. Nguyễn Duy Huề, Phạm Minh Thông (2012), Chẩn đoán hình ảnh, (Dùng cho đào tạo bác sỹ đa khoa), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 35 – 89.
9. Jacques Clarisse (Nguyễn Thi Hùng và Phạm Ngọc Hoa dịch), (2008), “Xơ cứng rải rác”, Hình ảnh học sọ não, Nhà xuất bản Y học, tr. 208 -214.
10. Nguyễn Văn Huy (2006), Giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 225 – 265.
11. Đỗ Công Huỳnh (1999), “Sinh lý cơ quan phân tích thị giác”, Bài giảng sinh lý học sau đại học, tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 203 – 237.
12. Đỗ Công Huỳnh (2007), “Sinh lý các hệ thống cảm giác”, Giáo trình Sinh lý học, tập II. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 281 -292.
13. Hoàng Đức Kiệt (2008), “Phương pháp tạo ảnh cộng hưởng từ”, Thực hành lâm sàng thần kinh học. Chẩn đoán cận lâm sàng, tập IV. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.124 – 154.
14. Nguyễn Hằng Lan (2003), “Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường tuổi 20-50”. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Cấn Văn Mão (2003), “Nghiên cứu điện thế đáp ứng thính giác thân não ở người Việt Nam bình thường”, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện quân y.
16. Lê Minh, Lê Văn Thành, Nguyễn Lê Trung Hiếu, Nguyễn Bá Thắng (2003), “Nhận định bước đầu về bệnh xơ cứng rải rác ở Việt Nam: khảo sát tiền cứu 13 trường hợp”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,(7), tr. 43 – 55.
17. Nguyễn Xuân Phách (1995), “Đánh giá và kiểm định (testing)”, Toán thống kê y học. Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 37-120.
18. Lê Bách Quang (chủ biên) và cs (2002), Phương pháp nghiên cứu Y – Dược học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 89-82.
19. Lê Văn Sơn, Trần Đăng Dong, Trần Công Đoàn và cs (2001), “Nghiên cứu tốc độ dẫn truyền vận động của dây thần kinh chày sau và dây mác sâu ở người bình thường và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 – L5, L5 – S1″, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, tập 5, số 2/2001, tr.12 – 18.
20. Lê Văn Sơn, Trần Đăng Dong, Vũ Thị Phượng và cs (2002), “Nghiên cứu tốc độ dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh mác nông ở người bình thường và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 – L5, l5 – S1”, Tạp chí công trình nghiên cứu y học quân sự, HVQY, số 1, tr .3 – 8.
21. Lê Văn Sơn và cs (2004), “Nghiên cứu điện thế đáp ứng thính giác thân não ở người Việt Nam bình thường và ở bệnh nhân nghe kém tiếp âm”. Tạp chí Sinh lý học, tập 8, số 3/2004, tr. 23 – 29.
22. Lê Văn Sơn, Cấn Văn Mão, Phạm Minh Đàm (2004), “Nghiên cứu điện thế đáp ứng thính giác thân não ở người Việt nam bình thường”, Tuyển tập công trình “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 136 – 139.
23. Lê Văn Thành (1999), “Chẩn đoán và điều trị bệnh xơ cứng rải rác từng đám”, Báo cáo Khoa học Hội thần kinh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, (4), 12/1999, tr.1-13.
24. Lê Bá Thúc (2003), “Một số kỹ thuật thăm dò sinh lý thần kinh cơ”, Thực hành Sinh lý học, Tập II. NXB Y học, Hà Nội, tr. 195 – 233.
25. Trần Xuân Tín (2000), “M ột số nhận xét về lâm sàng và hình ảnh học bệnh xơ cứng rải rác” , Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
26. Lê Nam Trà, Vũ Triệu An, Phan Văn Duyệt, Đào Ngọc Phong (2000), “Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học người Việt Nam ở thập kỷ 90”. Báo cáo toàn văn điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở
thập kỷ 90, Hà Nội, tr. 14 -19.
27. Nguyễn Văn Tuận, Lê Văn Thính (2008), “Áp dụng tiêu chuẩn McDonald trong chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác tại bệnh viện Bạch Mai”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, (1),
tr. 5 – 11.
28. Nguyễn Văn Tuận (2011), ” Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh xơ cứng rải rác tại Bệnh viện Bạch Mai”. Luận án tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
29. Nguyễn Thị Vân (2011), ” Nghiên cứu một số thông số của điện thế kích thích cảm giác thân thể trên bệnh nhân xơ cứng rải rác” , Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment