Luận án Nghiên cứu hiệu quả của phác đổ sử dụng all-trans retinơic acid phối hợp hoá chất trong điểu trị lơxêmi cấp tiền tủy bào.

Luận án Nghiên cứu hiệu quả của phác đổ sử dụng all-trans retinơic acid phối hợp hoá chất trong điểu trị lơxêmi cấp tiền tủy bào.

Luận án Nghiên cứu hiệu quả của phác đổ sử dụng all-trans retinơic acid phối hợp hoá chất trong điểu trị lơxêmi cấp tiền tủy bào.Lơxêmi cấp (LXMC) là một bệnh lý ác tính theo dòng của to chức sinh máu tại tủy xương, đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một hay nhiều dòng tế bào non ác tính. Các tế bào ác tính này nhanh chóng lấn át việc sinh sản các tế bào máu bình thường và sẽ gây những rối loạn trầm trọng làm tổn thương toàn cơ thể.

LXMC tiền tủy bào (acute promyelocytic leukemia-APL) là LXMC thể M3 theo phân loại F.A.B (French-American-British), hoặc theo phân loại của WHO 2001 thì đây là dưới nhóm duy nhất của LXMC dòng tủy có chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) t(15;17)(q22;q21) tạo gen kết hợp

PML/RARa với sự phát triển ưu thế của các tiền tủy bào ác tính (TTBAT). Thể bệnh này ít gặp (<10% các bệnh nhân LXMC dòng tủy), nhưng lại có tiên lượng rất nặng nề do hay gặp ở người trẻ tuổi và có đặc trưng lâm sàng nổi bật là xuất huyết nhiều nơi dễ gây tử vong nhanh chóng. Đặc biệt khi điều trị bằng hóa chất như những thể bệnh khác thì rối loạn đông máu ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Thể bệnh này có chuyển đoạn tương hỗ giữa NST 15 và NST 17 tạo gen kết hợp PML/RARa, làm mất chức năng chống ung thư của gen PML trên NST 15 và chức năng bình thường của gen RARa trên NST 17. Những bất thường này dẫn đến hậu quả ngừng trưởng thành các tế bào dòng tủy ở giai đoạn tiền tủy bào và phát triển thành các TTBAT. Các TTBAT có vô số các hạt đặc hiệu chứa enzyme tiêu protein là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn đông máu cho các bệnh nhân. Các rối loạn đông máu chủ yếu là đông máu nội mạch rải rác do một loạt các nguyên nhân xen kẽ nhau: giải phóng các yếu tố tiền đông hoạt động từ những TTBAT, hoạt hóa hệ thống tiêu sợi huyết và tiêu protein không đặc hiệu, tiết ra các cytokine kích hoạt quá trình viêm.

Việc điều trị bệnh lý này trước đây vô cùng khó khăn, tuy nhiên vào những năm 1988-1989, các nhà khoa học Trung Quốc (Huang và cộng sự) đã tạo được tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn tới 90% bằng một dẫn xuất của vitamin A là all- trans retinoic acid (ATRA). ATRA có tác dụng điều chỉnh gen bệnh, nhờ đó các TTBAT trở thành bạch cầu đoạn trung tính bình thường và có khả năng chết theo chương trình (apoptosis) dẫn đến lui bệnh và kéo dài sự sống của bệnh nhân trong tình trạng khỏe mạnh và không có bệnh (Disease free survival). Tiến bộ vượt bậc này được gọi là “cuộc cách mạng Trung Quốc”, được các nước Âu, Mỹ áp dụng rộng rãi trên lâm sàng và mang lại kết quả lui bệnh tốt. Các phác đồ điều trị phối hợp ATRA và hóa chất hay Arsenic tạo nên lui bệnh kéo dài hơn cho bệnh nhân.

Ớ Việt nam, Đỗ Trung Phấn và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng ATRA đơn độc trong 3 năm (1999-2002) trên tổng số 71 bệnh nhân, đạt tỷ lệ lui bệnh >70%, một số bệnh nhân đến nay vẫn sống trong tình trạng khỏe mạnh, các xét nghiệm máu và tủy xương cho kết quả bình thường. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát sau 2 năm còn cao (49%)[9].

Với mong muốn tạo lui bệnh kéo dài cho bệnh nhân, giảm tỷ lệ tái phát sớm và kéo dài thời gian sống thêm không bệnh cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu sau:

1.  Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của lơxêmi cấp tiền tủy bào

2.  Đánh giá hiệu quả điều trị lơxêmi cấp tiền tủy bào mới chẩn đoán và tái phát bằng phác đồ sử dụng all-trans retinoic acid (ATRA) phối hợp hóa chất.

3.  Bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa biến đổi gen, nhiễm sắc thể trong lơ xê mi cấp tiền tủy bào với kết quả điều trị. 

MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt • Danh mục bảng Danh mục biểu đồ

 

Danh mục hình Danh mục sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LXMC TIỀN TỦY BÀO 3

1.1.1. Định nghĩa và lịch sử nghiên cứu: 3

1.1.2. Dịch tễ học 4

1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 5

1.3. ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM 6

1.3.1. Các đặc điểm tế bào học 6

1.3.2. Các đặc điểm miễn dịch 7

1.3.3. Các đặc điểm đông máu: 9

1.3.4. Các đặc điểm về di truyền tế bào 13

1.4. CƠ CHẾ BỆNH SINH 19

1.4.1. Vai trò của gen RARa trên NST 17 20

1.4.2. Vai trò của gen PML trên NST 15: 21

1.4.3. Vai trò của PML/RARa và nhóm X-RARa: 23

1.5. ĐIỀU TRỊ 24

1.5.1. Lược qua về lịch sử nghiên cứu điều trị LXMC tiền tủy bào 24

1.5.2. Các phác đồ điều trị LXMC tiền tủy bào mới mắc 26

1.5.3. Cơ chế tác dụng và tác dụng phụ của các thuốc và biện pháp điều

trị LXMC tiền tủy bào 31

1.5.4. Điều trị hỗ trợ 44

1.5.5. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng: 44

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 45

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 46

2.3.2. Nội dung và biến số nghiên cứu: 47

2.3.3. Các tiêu chuẩn đánh giá: 48

2.3.4. Phác đồ điều trị: 50

2.3.5. Theo dõi dọc: 51

2.3.6. Điều trị tái phát: 51

2.3.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 53

2.3.8. Các phương tiện máy móc sử dụng trong nghiên cứu 59

2.3.9. Các hóa chất, sinh phẩm sử dụng trong nghiên cứu: 59

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU

THAM KHẢO 60

2.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 60

2.6. ĐẠO ĐỨC Y HỌC 60

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM

NHẬP VIỆN 61

3.1.1. Tỷ lệ chẩn đoán LXMC tiền tủy bào 61

3.1.2. Tỷ lệ chẩn đoán bệnh theo dưới nhóm M3 và M3v 61

3.1.3. Tuổi và giới 61

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA NHÓM NGHIÊN

CỨU TRƯỚC ĐIỀU TRỊ 63

3.2.1. Thời gian diễn biến bệnh và các triệu chứng khi phát hiện bệnh 63

3.2.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu: 63

3.2.3. Đặc điểm xét nghiệm: 68

3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 79

3.3.1. Điều trị tấn công: 79

3.3.2. Nhận xét kết quả sau điều trị tái tấn công đợt 2: 89

3.3.3. Nhận xét kết quả sau điều trị đợt 3 92

3.3.4. Kết quả theo dõi lâu dài 94

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 98

4.1. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH 98

4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh 98

4.1.2. Tỷ lệ M3v 98

4.1.3. Tuổi trung bình mắc bệnh và giới: 99

4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA

BỆNH NHÂN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ: 102

4.2.1. Thời gian diễn biến bệnh trung bình và các biểu hiện khi phát

hiện bệnh 102

4.2.2. Đặc điểm lâm sàng: 102

4.2.3. Đặc điểm xét nghiệm 106

4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 117

4.3.1. Đánh giá kết quả sau điều trị đợt 1 117

4.3.2. Đánh giá kết quả sau điều trị đợt 2: 127

4.3.3. Đánh giá kết quả sau điều trị đợt 3: 127

4.3.4. Kết quả theo dõi lâu dài: 128

KẾT LUẬN 133

KIẾN NGHỊ 135

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Thanh Chang, Võ thị Kim Hoa và Huỳnh Văn Mẫn (2008), “Nhận xét ban đầu về điều trị bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào có PML/RAR alpha (+)với phác đồ có ATRA tại bệnh viện truyền máu huyết học TP HCM”, Y học Việt nam. 344, tháng 3-số 2/2008, Hội nghị huyết học truyền máu quốc gia lần thứ VIII, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khóa học chuyên ngành huyết học truyền máu, tr. 283-289.
2. Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Thay đổi sinh lý về các chỉ số cầm máu- đông máu”, Bài giảng huyết học truyền máu. Nhà xuất bản y học tr. 454-457.
3. Trần thị Kiều My (2000), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và nhận xét ban đầu về điều trị trong leukemia cấp thể M3”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà nội.
4. “Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) tại viện HHTMTW.” (2005), Tài liệu lưu hành nội bộ của viện HHTMTW.
5. Đỗ Trung Phấn và các cộng sự. (2004), “Lơ xê mi cấp tiền tủy bào, bệnh có khả năng điều trị được”, Y học Việt nam. 302, tr. 52-65.
6. Đỗ Trung Phấn và các cộng sự. (2001), “Kết quả điều trị leukemia cấp thể M3 bằng ATRA tại viện Huyết học-truyền máu trong 2 năm 1999-2000”, Y học Việt nam. 256(2), tr. 8-14.
7. Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Thị Loan và Trần thị Kiều My (2008), “Lơ xê mi cấp tiền tủy bào: chất lượng sống sau lui bệnh hoàn toàn bởi ATRA và Arsenic Trioxide”, Y học Việt nam. . Kỷ yếu các công trìnhnghiên cứu khoa học chuyên ngành Huyết học-truyền máu, tháng 3-số 2/2008, tr. 490-496.
8. Đỗ Trung Phấn và các cộng sự. (2009), “Một số đặc điểm đông máu nổi trội ở bệnh nhân lơxêmi cấp tiền tủy bào”, Y học Việt nam. 355, tr. 64-67.
9. Đỗ Trung Phấn và các cộng sự. (2008), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị lơ xê mi cấp tiền tủy bào bằng ATRA và Arsenic trioxide tại viện Huyết học-truyền máu trung ương”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khóa học cấp bộ.
10. Đỗ Trung Phấn và các cộng sự. (2001), “ATRA-thuốc duy nhất hiện nay điều trị có kết quả leukemia cấp tiền tủy bào (M3)”, Y học Việt nam. 267(12/2001), tr. 9-14.
11. Vũ Minh Phương (2009), “Nghiên cứu một số biến đổi gen đặc trưng và đáp ứng điều trị tấn công ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy”, Luận
án tiến sỹ y học.
12. Dương Đình Thiện (1998), “Các phương pháp lấy mẫu”, Phương pháp nghiên cứu khoa học y học. Nhà xuất bản Y học, tr. 218-226.
13. Nguyễn Anh Trí (2008), “Đông máu rải rác trong lòng mạch”, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, tr. 138-179.
14. Nguyễn Anh Trí (2008), “Lý thuyết đông máu ứng dụng”, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng, tr. 22-81.
15. Nguyễn Anh Trí và các cộng sự. (2008), “Đánh giá kết quả của phác đồ ADE điều trị lơ-xê-mi cấp dòng tủy đang thực hiện tại viện Huyết học-truyền máu trung ương”, Y học Việt nam. 344, tháng 3-số 2/2008,
Hội nghị huyết học truyền máu quốc gia lần thứ VIII, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành huyết học-truyền máu.16. Nguyễn Anh Trí và Nguyễn thị Nữ (2009), “Tổng quan về chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch”, Tạp chí Y học Việt nam, chuyên đề Hemophilie và Đông máu ứng dụng, tr. 36-41.
17. Nguyễn Anh Trí và Nguyễn thị Nữ (2011), “Đề xuất phác đồ xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán DIC trong điều kiện Việt Nam”, Y học Việt nam tháng 5-số đặc biệt/2011. 381, tr. 168-176.
18. Nguyễn Triệu Vân (2008), “Nghiên cứu giá trị một số dấu ấn biệt hóa tế bào máu trong chẩn đoán phân loại và tiên lượng bệnh lơxêmi cấp người lớn tại viện Huyết học-Truyền máu”, Luận án tiến sỹ y học.
19. Phạm Quang Vinh (2003), “Nghiên cứu bất thường nhiễm sắc thể trong các thể bệnh lơ xê mi cấp ở người lớn tại viện HH-TM TW”, Luận án tiến sỹ y học.
20. Hoàng thị Yến và Phạm Quang Vinh (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố chẩn đoán và bước đầu đánh giá điều trị DIC ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy”, Y học Việt nam. 355, tr. 91-96.

Leave a Comment