Luận án Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em

Luận án Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em

Luận án Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em.Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTG), khiếm thính một trong những vấn đề toàn cầu cần được quan tâm do ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống của hơn 360 triệu người trên khắp thế giới trong đó hơn 9% là trẻ em dưới 15 tuổi. Theo thống kê, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 1-2 trẻ khiếm thính bẩm sinh. Tỷ lệ này có khuynh hướng cao hơn ở các nước ở Châu Á Thái Bình Dương, Nam Á và Châu Phi. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người khiếm thính cao nhất khu vực với hơn 1.500-2.000 trẻ khiếm thính chào đời mỗi năm. Nếu không được phát hiện và can thiệp, những trẻ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, nhận thức, học tập và tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng [5], [96].

Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ khiếm thính có thể phát triển ngôn ngữ tốt hơn nếu được phát hiện khiếm thính trong 3 tháng đầu đời và can thiệp sớm trước 6 tháng tuổi. Dựa trên những điểm chính đã được công bố năm 2006, Hiệp hội Thính học Trẻ em Hoa Kỳ (JCIH) đã bổ sung thêm một số yếu tố nguy cơ và đưa ra phác đồ hướng dẫn tầm soát khiếm thính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên những nghiên cứu sau đó đã ghi nhận trên 50% trẻ khiếm thính không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào theo JCIH 2007. Điều này có nghĩa là hơn 50% trẻ khiếm thính sẽ không được phát hiện nếu chỉ tầm soát dựa theo khuyến cáo của JCIH 2007 [38]. Do vậy, tại các nước phát triển chương trình tầm soát khiếm thính được áp dụng thường quy cho tất cả trẻ sơ sinh ngay khi chào đời. Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm gen được xem là một trong những bước quan trọng trong quy trình tầm soát khiếm thính nhằm hạn chế bỏ sót những trường hợp khiếm thính có thể không được phát hiện trong quá trình khảo sát thính học đồng thời xác định nguyên nhân gây khiếm thính làm cơ sở cho việc tiên lượng diễn tiến khiếm thính và tình trạng sức khoẻ của trẻ nhằm lựa chọn phương pháp hỗ trợ, can thiệp và theo dõi thích hợp [137]. Không dừng lại ở 2 việc khảo sát gen gây khiếm thính trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xét nghiệm gen còn được thực hiện ở phụ nữ có thai và những thành viên khác trong gia đình có người khiếm thính bẩm sinh để dự đoán khả năng sinh ra trẻ khiếm thính trong tương lai nhằm phát hiện sớm tình trạng khiếm thính của đứa trẻ ngay khi vừa chào đời, giúp gia đình chủ động hơn trong việc lập kế hoạch chăm sóc, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ can thiệp sớm, hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh gia đình [50], [128], [159].
Tại Việt Nam, mặc dù số lượng trẻ khiếm thính chào đời mỗi năm rất cao nhưng việc tầm soát khiếm thính hiện nay mới chỉ được áp dụng ở một số bệnh viện ở các thành phố lớn trên những trẻ có nguy cơ cao. Do vậy rất nhiều trường hợp không được phát hiện hay phát hiện trễ và can thiệp muộn do cha mẹ thiếu thông tin hoặc không đủ khả năng kinh tế. Những trẻ này sẽ bị giới hạn ngôn ngữ, tiếp thu khó, thành tích học tập kém. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của chính đứa trẻ mà còn là gánh nặng, áp lực cho cả gia đình và toàn xã hội. Tuy vậy nghiên cứu về khiếm thính ở trẻ em
tại Việt Nam còn rất ít và phần lớn chỉ dừng lại ở việc xác định tỷ lệ trẻ khiếm thính trong cộng đồng hay ở nhóm trẻ có nguy cơ cao. Đến nay rất ít nghiên cứu nào ghi nhận đặc điểm chung của trẻ khiếm thính thuộc nhóm nguyên nhân không mắc phải và phân tích vai trò của yếu tố di truyền trong việc gây ra khiếm thính ở nhóm trẻ này [5], [45]. Với mong muốn tìm hiểu đặc điểm chung của trẻ khiếm thính không mắc phải nhằm góp phần xây dựng chương trình tư vấn di truyền, dự phòng, tầm soát và can thiệp sớm phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh kinh tế của người Việt Nam chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em” tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định đặc điểm lâm sàng và thính học của trẻ khiếm thính không mắc phải.
2. Xác định đột biến gen thường gặp ở trẻ khiếm thính không mắc phải.
3. Xác định tương quan về lâm sàng và thính học giữa trẻ có đột biến gen và trẻ chưa ghi nhận có đột biến gen

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em
1. Phạm Đình Nguyên, Lâm Huyền Trân (2015), “Khảo sát đặc điểm trẻ khiếm thính bẩm sinh tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19 (1), tr. 37-40.
2. Phạm Đình Nguyên, Phạm Thanh Toàn, Hoàng Anh Vũ, Nguyễn HữuDũng, Lâm Huyền Trân (2017), “Khảo sát đột biến gen GJB2 ở trẻ khiếm thính bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 hành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 21 (1), tr. 158-165.
3. Phạm Đình Nguyên, Phạm Thanh Toàn, Hoàng Anh Vũ, Nguyễn Hữu Dũng, Lâm Huyền Trân (2017), “Nghiên cứu đột biến gen ở trẻ khiếm thính bẩm sinh bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS) tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Tạp chí Y Học Thực Hành số 6 (1044), tr. 14-17.TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC Nghiên cứu khiếm thính không mắc phải ở trẻ em
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………. 4
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU….. 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………… 60Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………. 87
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………. 126
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………. 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
– Phiếu thông tin bệnh nhân
– Giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu
– Kết quả khảo sát đột biến gen của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
– Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
– Biên bản của Hội đồng Y Đức và Hội đồng Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh viện Nhi Đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Virus gây khiếm thính ………………………………………………………….. 14
Bảng 1.2. Tương quan giữa nguyên nhân và dạng khiếm thín ………………….. 15
Bảng 1.3. Các gen đột biến trong hội chứng Usher…………………………………. 21
Bảng 1.4. Các vị trí đột biến gen gây khiếm thính …………………………………. 25
Bảng 1.5. Tương quan giữa đột biến gen với biểu hiện khiếm thính trên lâm
sàng…………………………………………………………………………………………………… 28
Bảng 1.6. Tương quan giữa đột biến gen và triệu chứng lâm sàng trong một
số hội chứng ………………………………………………………………………………………. 34
Bảng 1.7. Các bộ kit thường được sử dụng khi khảo sát gen bằng kỹ thuật NGS.. 38
Bảng 2.1. Đột biến gen được khảo sát trong giai đoạn 3 với “U-TOPTM HL
Genotying Kit” …………………………………………………………………………………… 55
Bảng 2.2. Các gen được khảo sát của “Deafness genes panel” …………………. 56
Bảng 3.1. Phân bố theo giới …………………………………………………………………. 60
Bảng 3.2. Lý do phát hiện khiếm thính………………………………………………….. 61
Bảng 3.3. Dị tật và bệnh lý kèm theo…………………………………………………….. 62
Bảng 3.4. Gia đình có người khiếm thính………………………………………………. 63
Bảng 3.5. Khảo sát âm ốc tai………………………………………………………………… 63
Bảng 3.6. Khảo sát điện thính giác thân não…………………………………………… 64
Bảng 3.7. Mức độ khiếm thính……………………………………………………………… 65
Bảng 3.8. Phân bố dựa theo thời điểm khiếm thính………………………………… 66
Bảng 3.9. Đột biến gen PAX3………………………………………………………………. 67
Bảng 3.10. Tỷ lệ đột biến gen GJB2……………………………………………………… 68
Bảng 3.11. Tần suất đột biến gen GJB2 được phát hiện trong nghiên cứu …. 69
Bảng 3.12. Số đột biến gen GJB2 được phát hiện trên mỗi cá thể …………….. 71
Bảng 3.13. Đột biến gen được phát hiện khi khảo sát với “U-TOP TM HL
Genotying Kit” …………………………………………………………………………………… 72Bảng 3.14. Các đột biến gen được phát hiện khi khảo sát với “Deafness genes
panel”………………………………………………………………………………………………… 73
Bảng 3.15. Số đột biến được phát hiện trên mỗi cá thể khi khảo sát với
“Deafness genes panel”……………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.16. Tỷ lệ đột biến gen được phát hiện ………………………………………… 76
Bảng 3.17. Tần suất của các đột biến gen được phát hiện trong nghiên cứu . 76
Bảng 3.18. Sự phân bố đột biến gen trên 75 bệnh nhân có đột biến ………….. 78
Bảng 3.19. Tương quan về thời điểm phát hiện khiếm thính ……………………. 80
Bảng 3.20. Tương quan về lý do phát hiện khiếm thính…………………………… 81
Bảng 3.21. Tương quan về dị tật và bệnh lý kèm theo …………………………….. 81
Bảng 3.22. Tương quan về tiền căn gia đình có người khiếm thính…………… 82
Bảng 3.23. Mức độ khiếm thính ở bệnh nhân có đột biến gen GJB2…………. 83
Bảng 3.24. Tương quan giữa đột biến gen và mức độ khiếm thính trên lâm sàng
…………………………………………………………………………………………………………. 83
Bảng 3.25. Phân bố về mức độ khiếm thính trong 75 trường hợp có đột biến gen
…………………………………………………………………………………………………………. 84
Bảng 3.26. Phân bố theo thời điểm khiếm thính trong 75 trường hợp có đột
biến gen …………………………………………………………………………………………….. 84
Bảng 3.27. Đột biến gen ở các trường hợp khiếm thính tiến triển …………….. 85
Bảng 3.28. Tương quan về mức độ khiếm thính……………………………………… 85
Bảng 3.29. Tương quan về phân bố dựa theo thời điểm khiếm thính ………… 86
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ đột biến c.235del C ở người Châu Á …………………… 95
Bảng 4.2. Các gen gây khiếm thính thường gặp ở một số quốc gia …………. 115DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi……………………………………………………………… 60
Biểu đồ 3.2. Lý do phát hiện khiếm thính………………………………………………. 62
Biểu đồ 3.3. Khảo sát điện thính giác thân não ………………………………………. 64
Biểu đồ 3.4. Mức độ khiếm thính …………………………………………………………. 65
Biểu đồ 3.5. Tần suất của các đột biến gen GJB2 được phát hiện trong nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………. 69
Biểu đồ 3.6. Số đột biến gen GJB2 trên 1 cá thể …………………………………….. 72
Biểu đồ 3.7. Tần suất đột biến gen được phát hiện trong nghiên cứu ………… 78
Biểu đồ 3.8. Phân bố gen trên 75 bệnh nhân có đột biến………………………….. 80
Biểu đồ 3.9. Mức độ khiếm thính ở bệnh nhân có đột biến gen GJB2……….. 82DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Đường đi của âm thanh từ tai ngoài đến vỏ não thính giác ………….. 6
Hình 1.2. Thính lực đồ khiếm thính tiếp nhận- thần kinh…………………………. 11
Hình 1.3. Cấu trúc, vị trí và các đột biến của gen GJB2…………………………… 17
Hình 1.4. Những cơ quan khác nhau liên quan đến biểu hiện lâm sàng ở bệnh
nhân khiếm thính trong các hội chứng thường gặp………………………………….. 20
Hình 1.5. Vị trí của các gen đột biến gây khiếm thính mang tính hội chứng
(Biểu diễn màu của gen tương ứng với màu của hội chứng liên quan)………. 24
Hình 1.6. Các phương pháp và thành tựu của sinh học phân tử trong phát hiện
đột biến gen gây khiếm thính……………………………………………………………….. 38
Hình 2.1. Thiết bị khảo sát thính học tại Đơn vị Thính Học Bệnh viện Nhi Đồng 1.. 48
Hình 2.2. Quy trình khảo sát thính học tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1. 49
Hình 2.3. Quy trình khảo sát đột biến gen dựa theo hướng dẫn của ACMG . 50
Hình 2.4. Máy giải trình tự ABI 3130 Genetic Analyzer …………………………. 55
Hình 3.1. Các giai đoạn khảo sát đột biến gen trong nghiên cứu ………………. 66
Hình 3.2. Bệnh nhân Phùng Minh H (2005), khiếm thính sâu. …………………. 67
Hình 3.3. Bệnh nhân Lương Ngọc Thuỳ A (2012) và anh trai Lương Ngọc B
(2010); khiếm thính nặng…………………………………………………………………….. 67
Hình 3.4. Các đột biến gen PAX3 được phát hiện…………………………………… 68
Hình 3.5. Đột biến thay thế nucleotide trên exon 2 của GJB2. …………………. 70
Hình 3.6. Đột biến thay thế nucleotide trên exon 2 của GJB2 được ghi nhận
trên bệnh nhân Nguyễn Thành Đ (HL95), khiếm thính trung bình. …………… 70
Hình 4.1. Dự đoán ảnh hưởng đột biến c.634A>T của bệnh nhân Nguyễn
Thành Đ (HL95) bằng Polyphen-2. ………………………………………………………. 97
Hình 4.2. Đặc điểm đột biến gen được phát hiện trong nghiên cứu …………. 110
Hình 4.3. Quy trình khảo sát đột biến gen có thể thực hiện tại Việt Nam…. 116
Hình 4.4. Quy trình khảo sát đột biến gen gây khiếm thính tiền sản đề xuất 120

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment