MỐI LIÊN QUAN CỦA KIỂU GEN KIR2DL3, KIR2DS2 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT

MỐI LIÊN QUAN CỦA KIỂU GEN KIR2DL3, KIR2DS2 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT

MỐI LIÊN QUAN CỦA KIỂU GEN KIR2DL3, KIR2DS2 Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT
Nguyễn Thanh Thúy1, Lê Ngọc Anh1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tần suất gen KIR2DL3, KIR2DS2 ở thai phụ bị tiền sản giật (TSG) và thai phụ bình thường và tìm hiểu mối liên quan của chúng đối với TSG, cân nặng thai nhi và protein niệu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trên 100 thai phụ TSG và 100 thai phụ bình thường (nhóm chứng), phân tích gen bằng kỹ thuật PCR-SSP. Kết quả: Gen KIR2DS2+ gặp tỷ lệ cao ở nhóm bình thường (42%) so với nhóm TSG (27%), kiểu gen KIR2DS2-KIR2DL3+ xuất hiện làm tăng gấp 1,7 lần nguy cơ TSG (p < 0,05; OR = 1,768) và làm tăng tỷ lệ protein niệu ≥ 3 g/L ở thai phụ bị TSG (p < 0,05). Sự có mặt của kiểu gen KIR2DS2+KIR2DL3- làm giảm nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân ở thai phụ TSG so với thai phụ không mang kiểu gen này (p < 0,05). Kết luận: Gen KIR2DS2+ có tác dụng bảo vệ thai phụ khỏi biến chứng TSG.

Tiền sản giật (TSG) là một trong những biến chứng hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau khi sinh 6 tuần, đặc trưng là tăng huyết áp và protein niệu. Căn nguyên của TSG được cho là thiếu máu cục bộ nhau thai, ảnh hưởng đến cấp máu cho thai làm thai kém được nuôi dưỡng vì sự xâm nhập bất thường của các nguyên bào nuôi và tái cấu trúc không đầy đủ của động mạch xoắn ốc. Quá trình các nguyên bào nuôi xâm nhập sâu vào các động mạch xoắn để tái cấu trúc mạch máu tử cung đượckiểm soát bởi quần thể tế bào diệt tự nhiên uNK (uterine nature killer – tế bào NK tử cung) của mẹ, thông qua sự tương tác giữa thụ thể KIR (Killer cell immunoglobulin like receptor) trên tế bào uNK và phối tử của chúng – phân tử HLA (Human leukocyte antigen) lớp I – điển hình là HLA-C trên nguyên bào nuôi của thai nhi.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment