Mối liên quan giữa nồng độ PM2.5 và số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020

Mối liên quan giữa nồng độ PM2.5 và số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020

Mối liên quan giữa nồng độ PM2.5 và số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi tại Bệnh viện Tâm Thần thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020
Nguyễn Thị Tường Vy, Trương Thị Thuỳ Dung, Đỗ Thị Hoài Thương, Nguyễn Ngọc Nhật Thanh, Đinh Thị Giang, Đặng Anh Tuấn, Trần Ngọc Đăng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả mối liên quan giữa nồng độ PM2.5 đối với số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi (MBDs) tại bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Chúng tôi sử dụng thiết kế phân tích số liệu dãy thời gian, mô hình hồi quy Poisson kết hợp với mô hình tuyến tính có độ trễ (DLM) với độ trễ từ 0 đến 3 ngày, có kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Kết quả cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa PM2.5 và số ca nhập viện do MBDs. Cụ thể, cứ tăng 10 ug/m3 nồng độ bụi PM2.5 góp phần làm tăng 3,0% (KTC 95%: 0,0% – 6,0%) số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi. Đối với nữ giới, cứ tăng 10 ug/m3 nồng độ bụi PM2.5 góp phần làm tăng 5% (KTC 95%: 0,0% – 10,0%) số ca nhập viện nữ. Số ca nhập viện đều có xu hướng tăng vào mùa khô và mùa mưa bởi tác động của PM2.5.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm vật chất  dạng  hạt  với  đường  kính  nhỏ  hơn  2,5 micromet (≤ PM2.5) đang trở nên là mối nguy cơ báo động đối với sự gia tăng bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.1Ô nhiễm không khí có thể là một trong những yếu tố kích hoạt các vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi theo nhiều cơ chế khác nhau. Nhiều nghiên cứu  phát  hiện  ra  rằng  các  hạt  bụi  mịn  như PM2.5 có thể tác động trực tiếp đến sức khoẻ tâm thần thông qua phản ứng stress oxy hoá toàn thân hoặc vùng não và gây viêm, làm hỏng đáng kể mạng lưới Cytokine. Rối loạn loại điều hoà Cytokine có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn nhận thức.2Các nhà dịch tễ học trên thế giới ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng chỉ ra ảnh hưởng của ô nhiễm không khí cũng như PM2.5 đối với sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đối với các rối loạn tâm thần và hành vi cụ thể, điển hình như trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ, chậm phát triển nhận thức ở trẻ em và tự tử.3,4Bên cạnh đó, các mối liên hệ được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây giữa ô nhiễm không khí và các rối loạn tâm thần và hành vi không nhất quán ở một số khu vực

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment