MỐI LIÊN QUAN NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C VỚI XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
MỐI LIÊN QUAN NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C VỚI XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Nguyễn Tấn Vinh1, Nguyễn Hữu Dũng2, Lê Việt Thắng3
1 Bệnh viện ĐK KV phía Nam, Bình Thuận
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện 103, Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích mối liên quan nồng độ CRP huyết tương với xơ vữa động mạch cảnh và mức độ kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 122 bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Tất cả các bệnh nhân được định lượng nồng độ CRP huyết tương theo phương pháp đo độ đục phản ứng miễn dịch, siêu âm Doppler động mạch cảnh và đánh giá mức độ kiểm soát glucose máu theo nồng độ glucose máu lúc đói. Kết quả: Có mối tương quan thuận, mức độ vừa giữa nồng độ CRP và độ dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, r= 0,622, p< 0,001. Nhóm bệnh nhân có xơ vữa ĐM cảnh có nguy cơ tăng nồng độ CRP huyết tương cao gấp 40,33 lần so với nhóm không cơ xơ vữa, p< 0,001. Bệnh nhân kiểm soát glucose máu kém có nguy cơ tăng CRP cao gấp 2,13 lần so với nhóm BN kiểm soát glucose máu mức tốt và chấp nhận được, p< 0,05. Kết luận: Tăng nồng độ CRP huyết tương có mối liên quan với xơ vữa động mạch và mức độ kiểm soát glucose máu kém ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Đái tháo đường típ 2 là một bệnh rối loạn chuyển hoá, có nhiều yếu tố nguy cơ trong đó có béo phì và rối loạn lipid máu. Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ típ 2 đều có liên quan đến xơ vữa động mạch, cho thấy tác động của tăng đường huyết mạn tính có thể gây ra tổn thương nội môi mạch máu, chủ yếu là do chức năng nội mô [1],[2]. Các giai đoạn khác nhau của tổn thương xơ vữa động mạch được điều chỉnh bởi các cơ chế khác nhau: bệnh ĐTĐ típ 2 làm tăng nhanh các biến cố tim mạch bằng cách gây ra sự hình thành nhanh chóng của các tổn thương xơ vữa động mạch. Glucose tăng cao có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển này, vì glucose có thể hoạt động cùng với mức lipid, xác định sự trao đổi chéo thực sự giữa các sự kiện tín hiệu do glucose và lipid gây ra. Viêm là một tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 liên quan đến vữa xơ mạch máu kết hợp các biến chứng mạn tính khác. Ở những bệnh nhân ĐTĐ típ 2, thường có tăng các dấu ấn viêm bao gồm cả CRP [3]. Mối liên quan dấu ấn viêm CRP huyết tương với tổn thương động mạch cảnh và kiểm soát glucose máu như thế nào cần được làm rõ.Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: Phân tích mối liên quannồng độ CRP huyết tương với xơ vữa động mạch cảnh và kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường típ 2, Protein phản ứng C, Xơ vữa động mạch, Siêu âm Doppler động mạch cảnh
Tài liệu tham khảo
1. Gu P, Kang D, Wang W, et al. (2013). Relevance of Plasma Obestatin and Early Arteriosclerosis in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus. J Diabetes Res: 563919.
2. Tanaka K, Okada Y, Maiko H, et al. (2021). Associations between urinary 6‐sulfatoxymelatonin excretion and diabeticvascular complications or arteriosclerosis in patients with type 2 diabetes. J Diabetes Investig. 12(4): 601–609.
3. Shoelson SE, Lee J, Goldfine AB. (2006). Inflammation and insulin resistance. J Clin Invest. 116(7):1793-801.
4. Nguyen TPN, Luong CT, Tran TTH, et al. (2022). Lower Plasma Albumin, Higher White Blood Cell Count and High-Sensitivity C-Reactive Protein are Associated with Femoral Artery Intima-Media Thickness Among Newly Diagnosed Patients with Type 2 Diabetes Mellitus. Int J Gen Med. 15: 2715–2725.
5. Eid S, Sas KM, Abcouwer SF, et al. (2019). New insights into the mechanisms of diabetic complications: role of lipids and lipid metabolism. Diabetologia. 62(9): 1539-1549.
6. Kanter JE, Bornfeldt KE. (2016). Impact of Diabetes Mellitus. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 36(6):1049-53.
7. Bùi Hữu Hoàng, Đào Bùi Quý Quyền, Lê Việt Thắng (2021). Khảo sát nồng độ hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn. Tạp chí Y học Việt nam: số 2 (503): 28-31.
8. Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Hồ Lan (2017). Khảo sát đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện nội tiết trung ương. Tạp chí Y Dược học quân sự. 55-62.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com