Mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5 – 8 tuổi
Mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5 – 8 tuổi
Võ Thị Thúy Hồng, Lê Thanh Thủy, Võ Trương Như Ngọc
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, quan sát trên phim Panorama 1282 răng hàm sữa của các bệnh nhân 5-8 tuổi. Ghi nhận tình trạng lâm sàng các răng hàm sữa và hình ảnh tiêu chân răng của các răng trên phim Panorama. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ tiêu viêm ở nhóm sâu răng có tổn thương tủy cao gấp 1140 lần so với nhóm không tổn thương tủy 95% CI: 56 – 2317. Tiêu viêm chân răng hàm sữa ở trẻ 5-8 tuổi có mối liên quan chặt chẽ với sâu răng có tổn thương tuỷ răng chưa được điều trị.
Bệnh sâu răng không thể tự thoái lui, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ tiến triển vào tủy răng gây đauđớn cho trẻ và gây tiêu viêm chân răng. Sâu răng tiến triển nhanh hơn ở răng sữa vì cấu trúc men và ngà răng mỏng hơn khiến nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến mô tủy, dẫn đến tiêu viêm chân răng. Tiêu viêm chân răng sữa là một tình trạng đượcđặc trưng bởi sự tiêu của các mô cứng (xi măng, ngà răng) và được duy trì bởi một phản ứng viêm cục bộ.1,2Trên phim X-quang, tiêu viêm chân răng sữa đượcđặc trưng bởi sự mất cấu trúc của răng (ngà răng, xi măng) đi kèm với hình ảnh thấu quang của vùng xương ổ răng gần kề.3 Theo nghiên cứu Vieira và cộng sự năm 2012 thì thấy ở những răng sâu có tổn thương tủy răng thì tỉ lệ tiêu viêm chân răng sữa cao gấp 7 lần.4Nghiên cứu của Elisabeth A. Faning trên 106 trẻ trai và 101 trẻ gái năm 1962 ở Ohio, Mỹ cũng cho thấy ở những răng sâu không đượcđiều trị thì có tốc độ tiêu chân răng sữa nhanhhơn.5 Haastako và Mattila (1973) đã so sánh các giai đoạn tiêu chân răng từ phim cận chóp và phim panorama đồng thời ghi nhận sự đồngthuận cao giữa các loại phim X-quang và kết luận rằng phim panorama là khá tin cậy đểđánh giá sự tiêu chân răng.5 Nếu không đượcphát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tiêu viêm chân răng sữa tiến triển có thể dẫn đến hậu quả mất răng sữa sớm và ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn thay thế nó.1,6 Mối liên quan giữa sâu răng có tổn thương tủy răng và tiêu viêm chân răng hàm sữa ở trẻ em Việt nam chưa có nhiều nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi đãtiến hành nghiên cứu với mục tiêu xác định mối liên quan giữa sâu răng có tổn thương tủy răng chưa đượcđiều trị và tiêu viêm chân răng ở các răng hàm sữa ở trẻ 5-8 tuổi
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiêu viêm chân răng, răng hàm sữa, Panorama, viêm tuỷ, sâu răng.
Tài liệu tham khảo
1.Santos B.Z., Bosco V.L., Silva J.Y.B.d., et al. Physiological and pathological factors and mechanisms in the process of root resorption in primary teeth. RSBO (Online). 2010; 7(3), 332-339.
2. Hammarström L. and Lindskog S. General morphological aspects of resorption of teeth and alveolar bone. International endodontic journal. 1985, 18(2), 93-108.
3. Cardoso M. and Rocha M.J.d.C. Identification of factors associated with pathological root resorption in traumatized primary teeth. Dental traumatology. 2008; 24(3), 343-349.
4. Vieira-Andrade R.G., Drumond C.L., Alves L.P.A., et al. Inflammatory root resorption in primary molars: prevalence and associated factors. Brazilian oral research. 2012; 26, 335-340.
5. Daito M., Kawahara S., Kato M., et al., Radiographic observations on root resorption in the primary dentition. Journal of Osaka Dental University. 1991; 25(1), 1-23.
6. Bolan M. and de Carvalho Rocha M.J. Histopathologic study of physiological and pathological resorptions in human primary teeth. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and Endodontology. 2007; 104(5), 680-685.
7. Đoàn Quốc Hưng N.Đ.V.& Đ.T.T.T. Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Y Sinh Học. Nhà xuất bản Y học; 2018.
8. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn .Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí y học thực hành; 01.02.2012. http://www.yhth.vn/thuc-trang-benh-rang-mieng-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o-tre-4-8-tuoi-tai-5-tinh-thanh-cua-viet-nam-nam-2010_t3032.aspx
9. Dechkunakorn S., Chaiwat J. and Sawaengkit P. (1990), Congenital absence and loss of teeth in an orthodontic patient group. The Journal of the Dental Association of Thailand. 40(4), 165-176.
10. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải. Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng, 2020; 30(1)123-129. doi:10.51403/0868-2836/ 202 0/ 306
11. Võ Trương Như Ngọc, Đoàn Thanh Tùng, Phạm Hoàng Tuấn. Đặc điểm lâm sàng, xquang sâu răng mặt bên răng hàm sữa ở trẻ em 5-8 tuổi. Tạp chí Y học thực hành
Nguồn: https://luanvanyhoc.com