MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ GFAP HUYẾT THANH VỚI NỒNG ĐỘ LACTATE, GLUCOSE MÁU THỜI ĐIỂM NHẬP VIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ GFAP HUYẾT THANH VỚI NỒNG ĐỘ LACTATE, GLUCOSE MÁU THỜI ĐIỂM NHẬP VIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Nguyễn Trung Kiên1, Lê Đăng Mạnh1, Nguyễn Thanh Nga1
Phạm Văn Công1, Nguyễn Chí Tuệ1
Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Chí Tâm1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa nồng độ GFAP huyết thanh với nồng độ lactate và glucose máu lúc nhập viện cũng như kết quả điều trị ở bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc trên BN CTSN nặng nhập viện Khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Quân y 103. BN được lấy số liệu sinh hóa máu ở các thời điểm T0 (nhập Khoa Hồi sức ngoại), thời điểm T1, T2, T3, T4, T5 lần lượt là giờ thứ 6, 12, 24, 48, 72 sau nhập viện và đánh giá kết quả sau 28 ngày nhập viện.
Kết quả: Nồng độ GFAP huyết thanh ở ngày thứ 2 và thứ 3 có tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ lactate máu lúc nhập viện (r = 0,387; p < 0,05 và r = 0,554; p < 0,001). Nồng độ GFAP huyết thanh ở thời điểm T2, T3, T5 có tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ glucose lúc nhập viện (p < 0,05; r tương ứng là 0,374; 0,369 và 0,405). Ngoài ra, nồng độ GFAP huyết thanh thời điểm T2, T4, T5 có giá trị tiên lượng tử vong (AUC lần lượt là 0,81; 0,82 và 0,84). Kết luận: Nồng độ GFAP huyết thanh ở ngày thứ 2 và thứ 3 có mối tương quan thuận, mức độ vừa với nồng độ lactate máu lúc nhập viện. Nồng độ glucose thời điểm nhập viện có tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ GFAP huyết thanh ở thời điểm T2, T3, T5. Ngoài ra, nồng độ GFAP huyết thanh thời điểm T2, T4, T5 có giá trị tiên lượng tử vong.
Chấn thương sọ não là cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Một hướng đi mới trong theo dõi, tiên lượng BN CTSN nặng hiện nay là xét nghiệm nồng độ các dấu ấn sinh học đặc hiệu với các tế bào hệ thần kinh trung ương, một trong số đó là GFAP (Glial fibrillary acid protein). GFAP và các dấu ấn sinh học khác có thể cải thiện dự đoán về kết cục thần kinh và tỷ lệ tử vong ở BN CTSN vừa và nặng [1]. Mặt khác, ở BN CTSN nặng tình trạng tăng đường huyết và lactate máu được ghi nhận thường xuyên
Nguồn: https://luanvanyhoc.com