MÒN NGÓT RĂNG DO ACID Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÒN NGÓT RĂNG DO ACID Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Diễm1, Nguyễn Đức Thông1, Trần Thu Thủy2
1 Bệnh viện Nguyễn Trãi
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mức độ trầm trọng và một số yếu tố liên quan đến mòn ngót răng do acid (MNR) ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (TNDD-TQ) tại bệnh viện Nguyễn Trãi Tp.HCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên bệnh nhân từ 18-70 tuổi được chẩn đoán TNDD-TQ (GerdQ ≥6) tại bệnh viện Nguyễn Trãi từ 11/2021 đến 6/2022. Khám đánh giá MNR bằng chỉ số BEWE bởi bác sĩ Răng Hàm Mặt. Đánh giá mức độ trầm trọng của MNR dựa vào tổng điểm BEWE, gồm 4 mức độ: không mòn (BEWE≤2), nhẹ (BEWE=3-8), vừa (BEWE=9-13) và nặng (BEWE ≥14). Phân tích dữ liệu bằng phép kiểm chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher và mô hình hồi quy logistic, với p<0,05, KTC 95%. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 169 bệnh nhân TNDD-TQ (67,5% nữ) có tuổi trung bình 56,0 ± 10,6. Ghi nhận 78,1% bệnh nhân có biểu hiện MNR, trong đó 50% mức độ nhẹ, 42% vừa và 8% nặng. MNR phân bố nhiều nhất ở các răng sau cả hai hàm, răng cối lớn thứ nhất có tỉ lệ mòn nặng nhiều nhất (14-17%), (p<0,05). Người hưu trí có nguy cơ MNR cao gấp 4,4 lần so với công chức, viên chức và nhân viên văn phòng (OR=4,4, KTC95%: 1,1-19,0). Bệnh nhân có triệu chứng khó thở bị MNR cao hơn 3 lần so với không có khó thở (OR=3,0, KTC95%: 1,2-7,8). Kết luận: MNR là dấu chứng ngoài thực quản phổ biến trên bệnh nhân TNDD-TQ trong nghiên cứu này. Người bị TNDD-TQ cần được tư vấn khám răng, dự phòng MNR và can thiệp kịp thời, đặc biệt chú ý đến các răng sau ở cả hai hàm.
Mòn ngót răngdoacid(MNR) là tình trạng mất chất mô răng không hoàn nguyên do acid hay chất chelat mà không phải do sâu răng. MNR khởi phát âm thầm, giai đoạn đầu không có triệu chứng nên thường dễ bị bỏ qua, không được nhận diện và chẩn đoán nên việc can thiệp ít được thực hiện ở giai đoạn sớm. MNR thường chỉ được chú ý khi mất chất mô răng đã tiến triển đến mức gây ra các triệu chứng ảnh hưởng chức năng ăn nhai hoặc thẩm mỹ của bệnh nhân. Ở giai đoạn MNR đã tiến triển nặng,điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng đều trở nên phức tạp và tốn kém.Bệnhtrào ngược dạ dày thực quản(TNDD-TQ) là tình trạng trào ngược mãn tính dịch dạdày lên thực quản, xoang miệng hay phổi. TNDD-TQ hiện trởnên phổbiến trên thếgiới với tỷlệtăng dần, ước tính ảnh hướng tới 20% dân sốtoàn thếgiới[1]. Tuy không đe doạtính mạng nhưng TNDD-TQ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (liên quan đến sức khoẻ) của người bệnh. Do dịch dạdày thường có pH
Nguồn: https://luanvanyhoc.com