Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dịch tả tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dịch tả tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên bài báo:Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dịch tả tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tác giả:Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Thái Hoà, Dương Quang Minh
Tên tạp chí:Y học dự phòng
Năm xuất bản:2005Số:5Tập:15Trang:194-197
Tóm tắt:
Nghiên cứu hồi cứu các vụ dịch tả tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thừa thiên – Huế cho thấy: Tất cả các nhóm tuổi đều mắc tả, nhóm dưới 15 tuổi chiếm 36,6% các trường hợp mắc tả. Tỷ lệ có hố xí chung trong toàn tỉnh là 70,72% trong đó hố xí hợp vệ sinh là 55,80%. Nguồn nước sinh hoạt tại hộ gia đình là 83,20%, trong đó nguồn nước hợp vệ sinh là 65,32%. Trong năm 2003 có sự biến đổi typ V.E. OGAWA sang V.E. INABA. Mất nước độ C tăng cao 50% số bệnh nhân. Dịch tả xảy ra quanh năm và thường là tháng 5-6-7-8-9. Dịch xảy ra ít nhất là 5 tuần, dài nhất là 24 tuần. Kháng sinh đồ còn nhạy cảm hoàn toàn với các kháng sinh thông thường, tuy nhiên Ampicillin có nguy cơ kháng thuốc. Do đó cần cân nhắc chọn lựa kháng sinh để điều trị và biện pháp hóa dự phòng cho nhân dân.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment