MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Nguyễn Thanh Bình1, Hoàng Thị Thúy2, Nguyễn Văn Đô1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là bệnh lý ác tính đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu, cổ hiện nay. Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi một số chỉ số huyết học máu ngoại vi ở bệnh nhân UTVMH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 bệnh nhân UTVMH được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học và 46 người bình thường tương đồng về tuổi, giới. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 2:1, nhóm tuổi phát hiện bệnh nhiều nhất từ 41-60 tuổi, 65,9% bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn III-IV. Số lượng và tỷ lệ BCTT ở nhóm bệnh nhân tương ứng 4,51 ± 1,26 G/L và 60,87 ± 7,78% cao hơn so với nhóm chứng là 3,66 ± 1,17G/L và 55,35 ± 7,22% có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Số lượng và tỷ lệ bạch cầu lympho ở nhóm bệnh nhân là 1,95 ± 0,43 G/L và 26,53 ± 6,90% thấp hơn so với nhóm chứng là 2,27 ± 0,69 và 33,09 ± 7,73 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Chỉ số NLR ở nhóm bệnh 2,46 ± 1,05 cao hơn nhóm chứng 1,78 ± 0,86 với p < 0,001. Ngoài ra thấy có tăng bạch cầu mono và giảm bạch cầu ưa base ở nhóm bệnh so với nhóm chứng. Các chỉ số khác như bạch cầu ưa acid, số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, số lượng tiểu cầu không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Kết luận: Ở bệnh nhân UTVMH có tăng số lượng và tỷ lệ bạch cầu trung tính, giảm số lượng và tỷ lệ bạch cầu lympho so với nhóm chứng dẫn tới tăng chỉ số NRL. Một số chỉ số khác như số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, số lượng tiểu cầu không có sự khác biệt ở nhóm bệnh so với nhóm chứng.

Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là bệnh lý ác  tính  hay  gặp  của  các  tế  bào  biểu  mô  vùng vòm mũi họng và đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu, cổ hiện nay. UTVMH có tỷ lệ mắc rất khác nhau ở các quần thể dân cư và khu vực  trên  thế  giới [1].  UTVMH  đứng  hàng  thứ năm trong các loại ung thư ở Việt Nam và chủ yếu  gặp  ở  nam  giới [2].  Nguyên  nhân  gây UTVMH vẫn chưa được biết một cách rõ ràng. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa UTVMH và virus Epstein -Barr (EBV), yếu tố địa lý gắn liền với tập quán sinh hoạt, ăn uống và sự nhạy  cảm  di  truyền,  chủng  tộc  và  yếu  tố  gia đình. Trong đó EBV là yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất. Sự tương tác qua lại giữa các yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát sinh và phát triển của UTVMH [8].Gần đây ở Việt Nam, đã có một số nghiêncứu về sự thay đổi miễn dịch ở bệnh nhân UTVMH nhưng chủ yếu tập trung vào các tế bào lympho T và dưới nhóm ở máu ngoại vi và mô ung thư, nồng  độ  kháng  thể  IgA  kháng  VCA…  Các  đặc điểm về huyết học khác chưa được đề cập nhiều [2]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả sự thay đổi một số chỉ số huyết học máu ngoại vi ở bệnh nhân UTVMH

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư vòm mũi họng, Máu ngoại vi, Bệnh viện K

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Hoài Nga, Phạm Hồng Trường (2002). Tình hình bệnh ung thư ở Hà Nội giai đoạn 1996 – 1999. Tạp Chí Y học Thực hành, 431, 4–7. 
2. Phạm Huy Tần (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong UTVMH. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội. 
3. Bùi Công Toàn (2008). Nghiên cứu một số khía cạnh đáp ứng miễn dịch tế bào và tìm EBV-ADN tại máu ngoại vi bệnh nhân ung thư vòm mũi họng thể không biệt hoá. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment