MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021
Nguyễn Tiến Mạnh1, Vũ Tùng Sơn1, Nguyễn Văn Chuyên1, Lê Đình Thanh2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Thống Nhất
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch (BTM) thường gặp ở người cao tuổi tại Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 700 người cao tuổi tại huyện Bắc Mê. Đối tượng được khám sàng lọc, xét nghiệm (điện tim, siêu âm tim, sinh hóa máu) để chẩn đoán một số BTM thường gặp và khai thác các yếu tố liên quan. Kết quả: Nguy cơ mắc BTM ở nhóm uống rượu thường xuyên cao gấp 2,1 lần nhóm không uống. Đối tượng có rối loạn Lipid máu có nguy cơ mắc BTM cao gấp 1,5 lần nhóm bình thường. Qua phân tích hồi quy logistic đa biến, có 04 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi bao gồm: Tuổi, hút thuốc lá, chỉ số Cholesterol toàn phần và LDL-c. Khi các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-c tăng lên 1 đơn vị (1 mmol/L) thì nguy cơ mắc BTM tăng lần lượt 4,8 và 5,3 lần. Bên cạnh đó, mỗi 5 tuổi tăng lên thì nguy cơ mắc BTM ở đối tượng tăng lên gấp 5,4 lần. Đối tượng hút thuốc lá có nguy cơ mắc BTM cao gấp 19,5 lần nhóm không hút. Không có mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số vòng eo/vòng mông (WHR), chỉ số Triglycerid, HDL-c và đái tháo đường với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi. Kết luận: Tuổi càng cao nguy cơ mắc một số BTM thường gặp càng cao. Kết quả gợi ý các chỉ số như: Tuổi, hút thuốc, tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-c là yếu tố nguy cơ với một số BTM thường gặp ở người cao tuổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, BTM là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016. WHO cũng nêu rõ, hầu hết các BTM có thể được ngăn ngừa thông qua việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được [4]. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, đã có rất nhiều bằng chứng mạnh mẽ về các “yếu tố nguy cơ truyền thống” của BTM bao gồm: tuổi, huyết áp, hút thuốc lá, chỉ số đường máu, béo phì và lười vận động… Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của dịch tễ học hiện đại, nhiều yếu tố nguy cơ BTMkhác đang được nghiên cứu như: Nồng độ homocysteine máu, tổng điểm vôi hóa mạch vành… [8]. Việc xác định mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ truyền thống và BTM rất quan trọng trong điều trị, phòng ngừa và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, mối liên hệ này đôi khi thay đổi theo chiều hướng ngược lại ở người cao tuổi. Một số mức độ tăng chỉ số khối cơ thể (BMI), cholesterol huyết thanh và huyết áp ở người cao tuổi được cho là yếu tốbảo vệ với BTM. Hiện tượng này được gọi là “Dịch tễ học đảo chiều -reverse epidemiology” hoặc “nghịch lý yếu tố nguy cơ -risk factor paradox”
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố liên quan, Bệnh tim mạch, Người cao tuổi, Bắc Mê, Hà Giang
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Kim Kế (2013), “Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên”, Luận án Tiến Sĩ, Đại học Y Thái Nguyên.
2. Tô Mười (2020). “Nghiên cứu tỷ lệ tiền tăng huyết áp và ảnh hưởng lên cơ quan đích ở người trưởng thành tỉnh Quảng Nam”, Đại học y dược Huế, Luận án Tiến sĩ.
3. Trần Ngọc Tụ (2007). “Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ, Học Viện Quân Y.
4. World Health Organization (2016). Bệnh tim mạch ở Việt Nam, https:// www.who.int/ vietnam/ vi/health-topics/cardiovascular-disease/ cardiovascular-disease, truy cập: 14/02/2022.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com