MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM
Ngô Anh Vinh1, Lại Thuỳ Thanh1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 trẻ ngừng tuần hoàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả: Tỉ lệ cấp cứu thành công (có tim trở lại) ở nhóm đã được mắc monitor theo dõi cao hơn so với nhóm chưa được mắc monitor (70,1% và 33,3%), (p<0,05). Tỉ lệ cấp cứu thành công ở nhóm chưa được sử dụng thuốc vận mạch cao hơn so với nhóm đã dùng thuốc vận mạch (67,7% và 61,5%) và nhóm đã được đặt nội khí quản cao hơn so với nhóm chưa đặt nội khí quản (65,6%và 63,2%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).Tỉ lệ tử vong cao nhất ở nhóm nhịp chậm (91,7%) và thấp nhất ở nhóm vô tâm thu(52,3%), (p<0,05). Tỉ lệ sống khi ra viện ở nhóm tiêm Adrenalin tĩnh mạch ≤3 liều cao hơn so với tiêm Adrenalin tĩnh mạch >3liều (100% và 46,3%). Tỉ lệ sống ra viện cao nhất ở nhóm cấp cứu ngừng tuần hoàn ≤10 phút và thấp nhất ở nhóm cấp cứu >30 phút, (p<0,05). Khi phân tích đa biến, sử dụng Adrenalin tĩnh mạch và thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn là các yếu tố liên quan đến hiệu quả cấp cứu ngừng tuần hoàn (p<0,05). Kết luận: thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn, sử dụng Adrenalin tĩnh mạch là những yếu liên quan đến hiệu quả cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Ngừngtuần hoàn (NTH) làtình trạng ngừng hoạt độngcủa cơ tim, được xác định bằng cách không sờ thấy mạch trung tâm, mất ý thức đột ngột và ngừng thở. Baogồm: ngừngtuầnhoànnội viện nếu xảy ra tại bệnh việnhoặc ngừng tuầnhoàn ngoại bệnh viện nếuxảy ra ởcộngđồng. Khácvớingườilớn, ngừng tuần hoànở trẻ em thường là hậu quả cuối cùng của suy hô hấp hoặc suytuần hoàn. Ngừng tuần hoàn ở trẻ em vẫn có tỉ lệ tử vong cao và để lại những di chứng thầnkinhnặng nề. Theo Jesús López-Herce,trong cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em, tỉlệcótimtrở lại chiếm74%và chỉ 41% trongsốđósống sót sau khiraviện [1].Đốivớingừng tuần hoàn nội viện, theoTress EEvàcộngsự, tỉlệtửvongchiếmtrên 75%vàdi chứng vềthần kinh chiếmmột phần ba trongnhữngtrẻsốngsót [2]. Trongkhiđó, đốivớingừngtuầnhoànngoạiviện,tỉlệ sống sót là chỉ 6,4%[3].Vì thế, ngừng tuần hoàn đòi hỏiphải tiến hành xử trí khẩn cấp, trong đóhồi sức tim phổi (CPR) là phương pháp xử trí quan trọng hàng đầu, bao gồmkiểm soátđường thở, thông khí hỗtrợ và ép timnhằm cung cấp oxy cho các cơ quanquan trọng như: tim, não và phổi [1].Hiện nayhiệu quảcấp cứu ngừng tuần hoàn đã được cải thiện trong những thập kỷqua do sựphát triển củacông nghệ, kỹthuật cũng như sựcập nhật vềcác quy trình cấp cứu nhi khoa [4]. Mặc dù vậy,ngừng tuần hoàn ở trẻ em vẫn đểlạinhữnghậuquảnặngnề. Vì thế, ngoàinắmvữngquytrình xử trícấp cứu ngừng tuần hoàn, việctìm hiểu các yếu tố liên quanlà rất quan trọng để phát triển các chiến lược nhằm cải thiện hiệu quả điều trị, tăng khả năngsống sótvà hạn chế di chứngở trẻem. Do đó, chúngtôitiếnhànhnghiêncứu“Tìmhiểumộtsốyếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em”.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com