MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ COPD ĐỢT CẤP CÓ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ COPD ĐỢT CẤP CÓ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ COPD ĐỢT CẤP CÓ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Lương Thị Kiều Diễm1, Quản Văn Thắng2, Nguyễn Thị Lan Anh1, Vi Thị Ngọc Bích1, Lò Thị Thanh Huyền1
1 Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm giám định y khoa Tỉnh Phú Thọ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân COPD đợt cấp có viêm phổi tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng nghiên cứu: 54 bệnh nhân được chẩn đoán pECOPD điều trị tại khoa Hô hấp. PP nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình: 71,75±9,64; chủ yếu gặp > 60 tuổi. Nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ có trên 2 đợt cấp trở lên là 96,3%. BMI trung bình là 20,78±5,75; béo phì 16,7%,trung bình 63,0%; gầy 20,4%. X quang: tổn thương mô kẽ 42,9%, hình ảnh phế quản hơi 52,4%, hình mờ, đám mờ 100,0%. Bệnh nhân không hút thuốc/đã bỏ thuốc lá: kết quả điều trị tốt 18,5%/27,8%; đang hút thuốc 7,4 %. pECOPD > 2 đợt cấp/năm kết quả điều trị tốt 44,4%. Kết quả điều trị tốt BMI gầy 7,5%; BMI trung bình 29,6%; béo phì 12,9%. Tiền sử sử dụng ICS: kết quả điều trị tốt 27,8%; chưa tốt 70,4%. Kết quả điều trị tốt pECOPD mức độ GOLD C, GOLD D 44,4%; 27,8%;  chưa tốt 13,0%; 14,8%.

Bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn  tính  (COPD: Chronic  Obstructive  Pulmonary  Desease)là một bệnh  lý  hô  hấp  thường  gặp  khiến  cho  người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2017, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên toàn thế giới. Theo dự đoán, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ  tới [3].  Dự  báo  đến  năm  2030,  COPD  là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ [4]. Tại Việt Nam, nghiên cứu củaĐặng Quỳnh Giao Vũ  và  cộng  sự  năm  2018  trong  số  181  bệnh nhân COPD nhập viện điều trị cho thấy có 62,4% bệnh nhân COPD viêm phổi so với 37,6% bệnh nhân đợt cấpCOPD và một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở bệnh nhân COPD đó là: bệnh nhân có BMI gầy, tiền căn có từ 2 đợt cấp trở lên, tiền căn sử dụng ICS… gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị đợt cấp COPD có viêm phổi [4]. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, hàng năm có khoảng gần 500 lượt bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp COPD, trong số đó có không  ít  bệnh  nhân  COPD  có  kèm  theo  viêm phổi,  tuy  nhiên  chưa  có  nghiên  cứu  nào  phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân COPD đợt cấp có viêm phổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả  điều  trị  của  bệnh  nhânCOPD  đợt  cấpcó viêm phổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021

Chi tiết bài viết
Từ khóa
COPD đợt cấp, viêm phổi, hút thuốc

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Đợi (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” Luận án Tiến sĩ Y học 2019, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội. 
2. Trần Thị Hoài (2021), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học viêm phổi mắc phải cộng đồng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn chuyên khoa cấp II 2021, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội. 

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ COPD ĐỢT CẤP CÓ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Leave a Comment