MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
Đặng Thị Hân1, Phạm Thị Thúy Liên1, Vũ Thị Thúy Mai1, Nguyễn Thị Thúy Nga1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 117 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2: nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Người bệnh có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ kiến thức tự tiêm Insulin đúng càng cao. Kết luận: Cần có các biện pháp hỗ trợ giúp người bệnh nâng cao kiến thức tự tiêm Insulin, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng không tốt tới sự tự tiêm Insulin.

Bệnh  đái  tháo  đường-bệnh  nội  tiết  chuyển hóa thường  gặp  nhất  và  là  một  bệnh  không  lây nhiễm  phổbiến  nhất  trên  toàn  cầu.  Bệnh  đái tháo đường đang được  coi  là  một  trong  những vấn đềsức khỏe của thếkỷ21 [8]. Cùng với sựphát triển của kinh tếthì bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh trên thếgiới. Theo ước tính đến năm 2045 trên thếgiới có khoảng 629 triệu người sống chung với bệnh này, đáng chú ý, chi phí y tếtiếp tục tăng 12% chi phí y tếtoàn cầu dành  riêng  cho  điều  trịbệnh  đái  tháo  đường trong đó chiếm đa sốlà ảnh hưởng  tới điều  trịcác biến chứng [10].Ở Việt Nam, đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát  triển  kinh  tế  cũng  như  đô  thị  hóa.  Năm 2013, theo kết quả công bố của “Dự án phòng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội  tiết  Trung  ương  thực  hiện  năm  2012  trên 11.000 người trong độ tuổi từ 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Năm 2015, cả nước có khoảng 3,5 triệu người đái tháo đường và dự kiến đến năm 2040 sẽ là 6,1 triệu người. Cứ 10 người có 6 người bị biến chứng do đái tháo đường [9].Vấn đề tự tiêm Insulin ở người bệnh đái tháo đường type 2 luôn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu bởi tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tự tiêm Insulin chưa cao hay tỷ lệ người bệnhtự tiêm đúng kỹ thuật vẫn còn thấp. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Vân thực  hiện  trên  40  người  bệnh đái  tháo  đường type 2 chỉ có 27,3% người bệnh tự tiêm đúng kỹ thuật [7]. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm hiểu về yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2nhằm nâng cao kiến thức tự tiêm Insulincho người bệnh. Nghiên cứu của tác giả Phùng Văn Lợi (2018) cho thấy, thời gian mắc bệnh càng lâu tỷ lệ tự tiêmInsulincó sai sót và kém nhiều hơn[5]. Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức tự  tiêm  Insulin  của  người  bệnh  đái  tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020”với mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mối liên quan, kiến thức, tự tiêm Insulin, đái tháo đường type 2

Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2013), Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành nội tiết, Ban hành kèm theo Quyết định số 1119/QĐ-BYT ngày 05/04/2013 của Bộ Y tế. 
2. Bộ môn Nội tiết – Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hướngdẫn tự tiêm Insulin. 
3. Vũ Thị Thanh Huyền và Lê Thị Hường (2013), Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường > 60 tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa năm 2012, Tạp chí Y-Dược học quân sự, 6-2013. 
4. Dương Thị Liên và cộng sự (2015), Khả năng tự tiêm Insulin ở người bệnh cao tuổi đái tháo đường, Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 94(2), tr. 57-63. 
5. Phùng Văn Lợi và Đào Thanh Xuyên (2018), Đánh giá khả năng tự tiêm Insulin và một số yếu tố liên quan trên người bệnh đái tháo đường type 2 cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y học Thực Hành. 
6. Bùi Thị Hoài Thu (2016), Kiến thức, thực hành về sử dụng Insulin của bệnh nhân đái tháo đường tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long. 
7. Nguyễn Thị Hoàng Vân (2014), Khảo sát khả năng tự tiêm Insulin ở người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú, Kỉ yếu hội nghị khoa học BV tim mạch An Giang. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment