MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ
Phùng Anh Tuấn1, Đặng Văn Quân2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm hình ảnh sỏi thận và một số yếu tố kỹ thuật liên quan đến kết quả điều trị của kỹ thuật tán sỏi qua da (TSQD) đường hầm nhỏ. Đối tượng và phương pháp: 322 bệnh nhân (BN) sỏi thận được TSQD đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2018 – 5/2020. So sánh một số yếu tố kỹ thuật ở 2 nhóm sạch sỏi và còn sỏi bằng Chi bình phương test. Kết quả: Đa số BN có 1, 2 viên sỏi. Đa số BN có sỏi < 30 mm và thuộc phân độ I và II. Đa số BN có sỏi sót ≥ 30 mm và nằm ở các đài thận hoặc nhiều vị trí. Thời gian thực hiện kéo dài và tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật liên quan với tỷ lệ sót sỏi. Kết luận: TSQD đường hầm nhỏ là kỹ thuật có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng và thường được thực hiện với các sỏi đơn giản.
Sỏi thận là một bệnh lý tiết niệu hay gặp với tỷ lệ lên đến 1 – 15% tổng dân số [5]. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận được áp dụng, trong thời gian gần đây, các kỹ thuật ít xâm lấn đã dần phát triển và chứng tỏ nhiều ưu thế [9].
Trong số đó, TSQD đường hầm nhỏ đã bước đầu được sử dụng rộng rãi, cho thấy hiệu quả điều trị và ít biến chứng. Tuy nhiên, do là kỹ thuật mới phát triển nên tỷ lệ sạch sỏi cũng như những yếu tố kỹ thuật liên quan đến kết quả điều trị còn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích: Nhận xét đặc điểm hình ảnh sỏi thận và đánh giá một số yếu tố kỹ thuật TSQD đường hầm nhỏ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com