MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO SÀNG LỌC TRƯỚC SINH HỘI CHỨNG DOWN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO SÀNG LỌC TRƯỚC SINH HỘI CHỨNG DOWN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO SÀNG LỌC TRƯỚC SINH HỘI CHỨNG DOWN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020
Nguyễn Duy Ánh1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả của phụ nữ mang thai cho việc sàng lọc trước sinh hội chứng Down tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020. Phương pháp: Sử dụng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên phụ thuộc với thiết kế câu hỏi có – không nhằm ước tính tỷ lệ và mức độ sẵn sàng chi trả đối với việc sàng lọc trước sinh hội chứng Down trên 223 phụ nữ mang thai được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách người bệnh đến khám tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từtháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Kết quả và kết luận: Kết quả cho thấy 95% phụ nữ mang thai sẵn sàng chi trả cho biện pháp sàng lọc kết hợp, mức giá trung bình để thai phụ sẵn sàng chi trả là 1.905.010 đồng. Tuy nhiên, chỉ có 65% thai phụ sẵn sàng chi trả cho xét nghiệm tiền sản không xâm lấn, mức giá trung bình để thai phụ sẵn sàng chi trả là 9.097.230 đồng.

Hội chứng (HC) Down là một trong những bất thường nhiễm sắc thể dễ bị bỏ sót trên siêu âm thai nhi và nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nguy cơ thai mắc HC Down tăng theo tuổi mẹ. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc HC  Down  là  1:800  đến  1:1000  trẻ  sinh  sống. Theo nghiên cứu của Lê Thanh Thúy thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014, tỷ lệ thai nhi mắc HC Down chiếm 38% những trường hợp  có  bất  thường  nhiễm  sắc  thể.  Một  trong những  giải  pháp  để  tăng  chất  lượng  dân  số, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình là thực hiện các biện pháp sàng lọc trướcsinh. Việc thực hiện  các  biện  pháp  sàng  lọc  sẽ  giúp  phụ  nữ mang thai (PNMT) biết được nguy cơ thai nhi có mắc HC Down hay không, đối với các trường hợp có nguy cơ cao sẽ được tư vấn và chỉ định chọc ối hoặc sinh thiết gai rau để chẩn đoán chính xác tình  trạng  bất  thường  nhiễm  sắc  thể  của  thai nhi. Tuy nhiên tỷ lệ sảy thai do chọc ối khoảng 1-2%. Sàng lọc kết hợp trong 3 tháng đầu mang thai (FTS) có tỷ lệ dương tính giả >5% và độ chính  xác  80-85%.  Từ  năm  1997,  các  nhà nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra biệnpháp xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) sử dụng ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc HC Down, xét nghiệm này có độ chính xác cao (>95%) và tỷ lệ dương tính giả thấp (<1%). Khái niệm sẵn sàng chi trả đề cập đến giá trị kinh tế của một người hay một gia đình sẵn sàng chi trả cho một dịch vụ nào đó trong điều kiện kinh tế cho phép. Sự sẵn sàng chi trả ở đây thực chất là số tiền lớn nhất mà PNMT hoặc gia đình sẵn sàng bỏ ra để được hưởng lợi ích từ các biện pháp sàng lọc trước sinh. Thông tin về tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả của PNMT đối với 2 biện pháp sàng lọc trước sinh HC Down bằng FTS và NIPT là hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý bệnh viện trong việc áp dụng biện pháp sàng lọc nào để phù hợp với điều kiện kinh tế của PNMT. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dị tật bẩm sinh, tuy nhiên ít nghiên cứu về khía cạnh kinh tế, đặc biệt là về tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả của PNMT về các biện pháp sàng lọc trước sinh. Từ các lý do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu:Xác định tỷ lệ và mức sẵn sàng chi trả cho biện pháp sàng lọc trước sinh hội chứng Down bằng sàng lọc kết hợp trong 3 tháng đầu mang thai và xét nghiệm tiền sản không xâm lấn.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment