Mức độ tuân thủ sử dụng vớ y khoa ở người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính
Mức độ tuân thủ sử dụng vớ y khoa ở người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính
Vo Le Thu, Nguyen Hoai Nam
Tóm tắt
Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2020, có 88 người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính có chỉ định mang vớ y khoa để điều trị suy tĩnh mạch tại phòng khám Lồng ngực – Mạch máu bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ nữ chiếm 89,8%, tuổi trung bình 54. Phân loại lâm sàng CEAP nhóm C0-C1 chiếm 58% so với các nhóm còn lại. Kết quả có 40,9% người bệnh suy TMCDMT tuân thủ sử dụng vớ y khoa theo chỉ định. Yếu tố về trình độ văn hóa và phân loại lâm sàng CEAP của người bệnh có liên quan đến mức độ tuân thủ sử dụng vớ y khoa
là bệnh rất thường gặp và liên quan mật thiết đến lối sống. Bệnh tiến triển chậm, không rầm rộ, hầu như không gây tử vong ngoại trừ khi có biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh sẽcàng ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng cho ngành y tế. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc bệnh với chi phí chăm sóc y tế lên đến 3 tỷ đô la mỗi năm [2], [5], [8].1Tại Việt Nam, trên thực tế bệnh cũng rất thường gặp, nhưng chưa thực sự có được sự chú ý của cả thầy thuốc và người bệnh. Theo báo cáo nghiên cứu Vein Consult Program – Vietnam 2011 cho thấy có đến 62% người bệnh không biết mình bị bệnh suy TMCDMT cho đến khi được thăm khám; theo thống kê đa trung tâm từ Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện thì có tới 77,5% bệnh nhân không hề biết về bệnh cho tới khi được chẩn đoán, trong đó 91,3% trường hợp không được điều trị, 8,7% được điều trịkhông đúng cách như dùng Aspirin, thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y [7].Mục tiêu chính của điều trị suy TMCDMT là giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị có thểlà điều trị bảo tồn hay can thiệp ngoại khoa và hiệu quả tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Trong điều trị bảo tồn thì việc sử dụng vớ y khoa là liệu pháp đầu tiên, lâu dài và liệu pháp này cũng được phối hợp sau can thiệp ngoại khoa cho người bệnh suy TMCDMT
Từ khóa
Suy tĩnh mạch, vớ y khoa, tuân thủ
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Khánh Đức, Cao Văn Thịnh, Nguyễn Công Minh, Phan Thanh Hải, Văn Tần (2014) “Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch (kết quả sau 2 năm theo dõi)”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 1, 418-423.
2. Nguyễn Minh Đức, Bùi Văn Dũng, Đặng Thị Việt Hà, Vũ Trung Anh, Phạm Thị Thanh Huyền, Phạm Thắng (2017) “Đánh giá hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính bằng phương pháp gây xơ tạo bọt”. Tạp chí nghiên cứu y học., 2, 88-94.
3. Nguyễn Hoài Nam (2011) “Nghiên cứu cài tiến kỹ thuật trong điều trị ngoại khoa dãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính.”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 1, 460-463.
4. Nguyễn Hoài Nam (2012) “Nghiên cứu biểu hiện dịch tể học lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính.”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 1, 202-205.
5. Lê Phước Nguyên, Lê Hoàng Hạnh, Tạ Văn Trầm, Lê Nữ Hòa Hiệp (2015) “Sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và giai đoạn lâm sàng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 5, 122-128.
6. Lê Phước Nguyên, Tạ Văn Trầm, Lê Nữ Hòa Hiệp (2016) “Yếu tố nguy cơ bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 2, 521-526.
7. Nguyễn Lương Quang (2018) “Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới: Cập nhật chẩn đoán và điều trị”. http://bvdkquangnam.vn, 1798, 1-7.
8. Nguyễn Trường Sơn (2015) “Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới”. https://moh.gov.vn, 1-3.
9. Vũ Trí Thanh, Đào Duy Phương (2019) “Đánh giá hiệu quả lâm sàng theo thang điểm VDS trong điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 4, 40-45.
10. Đặng Thị Minh Thu, Nguyễn Anh Vũ (2014) “Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới.”. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 66, 175-188.
11. Lê Thị Thu Trang, Phạm Thắng, Nguyễn Trung Anh (2016) “Nghiên cứu hiệu quả biện pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính”. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 75+76, 131-136.
12. Nguyễn Bình Triệu, Nguyễn Thu Hà, Vũ Minh Phúc, Trần Đức Hùng (2018) “Kết quả chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn, luyện tập bệnh nhân suy tĩnh mạch mông chi dưới được điều trị bằng laser nội mạch tại bệnh viện Quân Y 103.”. Khoa học Điều dưỡng, 1, 105-109.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com