• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

MedLib

Thư Viện Y - Nơi chia sẻ kho tài liệu nghiên cứu lớn nhất Việt Nam

  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • thông tin thuốc
  • Ngân hàng đề thi y khoa
You are here: Home / Bệnh lý / Nấm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh lý

Nấm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nấm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hình ảnh bệnh Nấm thanh quản

Tổng quan bệnh Nấm thanh quản

Thanh quản nằm ở cửa ngõ đường hô hấp dưới, là bộ phận hẹp nhất của đường thở đảm nhiệm chức năng thở, phát âm và bảo vệ phổi.

Nấm thanh quản là một hình thái viêm thanh quản đặc hiệu do vi nấm gây ra. Ở người bình thường, niêm mạc vùng họng miệng, thanh quản thường có nấm sống hoại sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, hoặc thay đổi điều kiện sống, nấm sẽ phát triển và gây bệnh nấm thanh quản. Nấm thanh quản là một bệnh không lây nhiễm từ người sang các đối tượng khác.

Nguyên nhân bệnh Nấm thanh quản

Nguyên nhân bị nấm thanh quản thường gặp nhất là do 2 loại nấm Candida và Aspergillus sống cộng sinh tại vùng họng miệng, thanh quản. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các loại nấm này sẽ phát triển và gây bệnh. Người bệnh cũng có thể nhiễm bệnh do bào tử nấm xâm nhập từ môi trường bên ngoài qua đường hô hấp và gây bệnh mỗi khi có điều kiện.

Ngoài ra, bệnh xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Các yếu tố này giúp ra gia tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại nấm qua đó gây nên bệnh.

Triệu chứng bệnh Nấm thanh quản

Hầu hết các triệu chứng của bệnh nấm thanh quản không có biểu hiện gì đặc biệt, các triệu chứng không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Các triệu chứng của nấm thanh quản gồm có:

  • Triệu chứng cơ năng: Gồm các triệu chứng như ho, khàn tiếng, ngứa họng, khó thở tại thanh quản. Các triệu chứng này tăng dần theo mức độ từ nhẹ cho tới nặng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh kéo theo hiện tượng viêm xung huyết, phù nề thanh quản làm cản trở hô hấp của người bệnh
  • Triệu chứng toàn thân: Các triệu chứng toàn thân của bệnh thường nghèo nàn, ít biểu hiện đặc hiện. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như sốt, cần kết hợp với thăm khám lâm sàng để để định hướng cho việc chẩn đoán và điều trị.

Đối tượng nguy cơ bệnh Nấm thanh quản

Mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm nấm thanh quản. Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều ở những người mắc các bệnh về suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, lao, sử dụng corticoid, kháng sinh kéo dài,

Phòng ngừa bệnh Nấm thanh quản

Thực hiện vệ sinh môi trường làm việc, đeo khẩu trang trong điều kiện môi trường nhiều bụi bặm giúp hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Tập thể dục, ăn uống điều độ, hạn chế thuốc lá, rượu bia, nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp bảo vệ cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Không lạm dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, corticoid. Khi xuất hiện các triệu chứng cần đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nấm thanh quản

Việc chẩn đoán nấm thanh quản dựa vào việc thăm khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Khám thanh quản bằng các biện pháp như soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp phát hiện các màng giả ở thanh quản là dấu hiệu rất quan trọng để chẩn đoán bệnh. Màng giả có thể khu trú tại một vùng hoặc một số vị trí của thanh quản tùy theo tình trạng bệnh, Ở phía dưới là các tổ chức tổn thương loét, hoại tử, chảy máu. Khi thực hiện lấy bệnh phẩm xét nghiệm cần lấy bệnh phẩm tại đúng vị trí tổn thương thì mới có giá trị chẩn đoán xác định
  • Chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm nghiệm mô bệnh học, huyết thanh học, sinh học phân tử, nhuộm soi và nuôi cấy có giá trị xác định bệnh và làm cơ sở cho lựa chọn thuốc điều trị. Lưu ý cần thực hiện kết hợp các biện pháp chẩn đoán và lấy đúng bệnh phẩm tại các vị trí tổn thương để việc chẩn đoán chính xác và có giá trị nhất.
  • Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lao thanh quản, ung thư thanh quản giúp xác định chính xác bệnh và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp với người bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh Nấm thanh quản

Nguyên tắc điều trị nấm thanh quản: Kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

  • Điều trị tại chỗ: Soi bóc tách nấm ở niêm mạc thanh quản để loại trừ các tác nhân gây bệnh giúp giảm thời gian điều trị, giảm liều thuốc và nhanh hồi phục .
  • Điều trị toàn thân: Sử dụng các loại kháng sinh đường uống có tác dụng đối với nấm thanh quản đơn thuần không nằm trong suy giảm miễn dịch toàn thân và phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Việc dùng kháng sinh điều trị cần theo dõi chặt chẽ, không được tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

 

Xem thêm:

  • Thanh quản nằm ở đâu và hoạt động thế nào?
  • Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
  • Cách chăm sóc và điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ
  • Nguyên nhân và cách điều trị viêm thanh quản mạn tính
  • Viêm thanh quản cấp ở trẻ: Khi nào thì nguy hiểm?
Chủ đề:

 

Nguồn: vinmec.com/vi/

April 25, 2021 by admin Leave a Comment

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Recent Posts

  • Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức hỗ trợ áp lực
  • Điều trị tụt huyết áp bằng Phenylephrine và Ephedrine sau gây tê tủy sống mổ thay khớp háng ở người cao tuổi
  • Đặc điểm lâm sàng và độ nặng của viêm dạ dày ruột do Rotavirus tại Bệnh viện sản Nhi An Giang
  • Bít ống ngực qua da điều trị tràn dịch dưỡng chấp màng phổi kéo dài sau phẫu thuật fontan
  • Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ NT-Probnp với thang điểm Sofa, Apache II
  • Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ bất thường dây thần kinh VIII ở bệnh nhân nghe kém tiếp nhận bẩm sinh
  • Tổn thương bọng nước xuất huyết ở trẻ bị ban xuất huyết Henoch Schönlein
  • Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi, đặc điểm trên kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân co thắt đoạn xa thực quản

Recent Comments

  • thủy on Sổ Tay Lâm Sàng Thần Kinh PDF
  • admin on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/
  • Nam on Câu hỏi trắc nghiệm y học (8)
  • Nguyễn thị Ngọc đoan on Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu và tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối/

Footer

Danh sách liên kết

Vinhomes Elites trung tâm môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes the empire - Bảng giá liền kề Vinhomes The Empire - Biệt thự đảo Vinhomes The Empire - Biệt thự song lập Vinhomes The Empire - Biệt thự Vinhomes The Empire - Shophouse vinhomes the empire hưng yên
  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghiên cứu cấp cơ sở
  • Bệnh lý
  • thông tin thuốc
  • Phác Đồ
  • Xét nghiệm