Năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Luận văn thạc sĩ y học Năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.Ngày nay ngành Điều dưỡng trên thế giới đã và đang trờ thành một ngành học đa khoa chuyên sâu, cùng song hành và phát triển với ngành Y, Dược và Y tế công cộng trong toàn ngành Y tế nói chung. Trình độ của Điều dưỡng ngày càng được nâng cao ở trình độ đại học và sau đại học.
Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, khóa đào tạo Điều dưỡng đầu tiên do người Pháp mở năm 1901 tại bệnh viện Chợ Quán với mục tiêu chính là phục vụ cho quân đội viễn chinh của Pháp. Sau đó, trong suốt thời gian chiến tranh kéo dài ở Việt Nam, đã có rất nhiều khóa đào tạo Điều dưỡng được tổ chức nhưng đa số ở trình độ sơ cấp và có thời gian đào tạo ngắn để kịp thời phục vụ cho chiến tranh là chính. Sau ngày hòa bình lập lại, công tác Điều dưỡng từng bước được nâng cao với nhiều khóa học cho Điều dưỡng có thời gian đào tạo kẻo dài hơn và những nội dung đào tạo gắn liền với công tác theo dõi và chăm sóc người bệnh. Được sự đồng ý cùa Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Bộ Y tế đã mở khóa đào tạo Điều dưỡng đại học tại chức đầu tiên tại Đại học Y khoa Hà nội năm 1985 và tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1986. Đây được xem là cột mốc lịch sử trong đào tạo Điều dưỡng ở nước ta và đã được Tổ chức Y tế thế giới hoan nghênh, đánh giá cao vì nó thể hiện rằng Bộ Y tế và xã hội Việt Nam đã nhìn nhận ngành Điều dưỡng là một ngành khoa học chuyên biệt, nghề Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp. Đến năm 1990, Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập. Sự ra đời và hoạt động của Hội Điều dưỡng Việt Nam đã góp phần nâng cao trình độ của Điều dưỡng, nâng cao chất lượng theo dõi và chăm sóc bệnh nhân, làm cho các Điều dưỡng cảm thấy yêu thích, tự hào và hãnh diện về ngành nghề của mình hơn. 


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây. Nghề Điều dưỡng cũng đứng trước nhiều vận hội và thách thức mới đòi hỏi người Điều dưỡng phải làm việc chủ động, sáng tạo, phải có cả kiến thức lẫn kỹ năng để trở thành người cộng sự không thể thiếu được của các bác sĩ. Đe công tác Điều dưỡng đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện ngành Điều dưỡng nói riêng và toàn ngành Y tế nói chung vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế đòi hỏi công tác quản lý Điều dưỡng cần phải được chú trọng. Đặc biệt là xây dựng đội ngũ Điều dường trưởng khoa có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Chức danh Điều dưỡng trưởng đã có từ rất lâu ở Việt Nam, đen nay đã phát triển thành một hệ thống xuyên suốt từ Bộ Y tế đến các Sở Y tế, các Trung tâm Y tế quận huyện, các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Hệ thống Điều dưỡng trưởng được giao nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức và điều hành các hoạt động theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Đội ngũ Điều dưỡng trưởng mà trong đó có các Điều dưỡng trưởng khoa đóng vai trò then chốt trong việc điều hành, quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả trong cồng tác theo dõi và chăm sóc tại tuyến cơ sở. Với những đóng góp và nỗ lực như trên, nhưng trên thực tế nguồn nhân lực Điều dưỡng trưởng khoa cũng còn một số hạn chế và có sự chênh lệch, chưa đáp ứng hết được những yêu cầu và đòi hỏi của ngành cũng như của xã hội trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Kết quả nghiên cứu ở Nghệ An năm 2007 cho thấy 76,8% Điều dưỡng trưởng khoa chưa qua các lớp bồi dưỡng về quản lý, 54,5% không có trình độ về tin học cơ bản [11].
Trong hoạt động chung của bệnh viện, đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cả công tác theo dõi và chăm 
SÓC người bệnh cũng như quản lý khoa phòng. Kết quả của công tác theo dõi và chăm sóc người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức điều hành của các Điều dưỡng trưởng khoa. Các Điều dưỡng trưởng khoa cũng là những người trực tiếp cuối cùng trong hệ thống bộ máy quản lý của Điêu dưỡng tại bệnh viện nói riêng và trong ngành Điều dưỡng nói chung. Đe nâng cao chất lượng quản lý của các Điều dưỡng trưởng khoa thì cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ Điều dưỡng trường khoa, tìm ra các yếu tố liên quan đến thực trạng trên. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho các Điều dưỡng trưởng khoa, đóng góp hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Đưa ngành Điều dưỡng nước ta nhanh chóng hội nhập với hệ thống Điều dưỡng các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội trong cả nước. Đồng thời cũng là nơi có đội ngũ Điều dưỡng nói chung và Điều dưỡng trưởng khoa nói riêng vượt trội cả về số lượng cũng như chất lượng phục vụ tại các bệnh viện lớn của ngành Y tế thành phố. Tuy nhiên để đạt được những tiêu chuẩn năng lực quản lý đáp ứng với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phải có sự chuẩn bị và đầu tư lâu dài để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa. Do đó việc khảo sát thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện lớn của ngành Y tế thành phố là việc làm hết sức cần thiết. Đặc biệt là cho công tác định hướng phát triển nguồn nhân lực Điều dưỡng trưởng khoa trong thời gian tới. Vì thời gian có hạn nên nghiên cứu này chỉ thực hiện tại một bệnh viện là Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là bệnh viện đa khoa hạng 1 lớn, có trình độ và khả năng chuyên môn cao trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân của ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định” nhằm các MỤC TIÊU:
1.    Khảo sát thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa.
2.    Khảo sát sự đánh giá của lãnh đạo về mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa.
3.    Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực quản lý của đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục biểu đồ
Danh mục các bảng
Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu    4
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU    5
1.1.    KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ    5
1.2.    MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VÊ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN Lực, NÂNG CAO NĂNG Lực CHO ĐỘI NGŨ ĐIÈU DƯỠNG TẠI VIỆT NAM    6
1.3.    NĂNG Lực QUẢN LÝ CÙA ĐIÈU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA ở
VIỆT NAM    9
1.4.    NĂNG Lực QUẢN LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỔNG Ở Nước
NGOÀI    12
1.5.    GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH    14
1.6.    ỨNG DỤNG THUYẾT ĐIÈU DƯỠNG VÀO TRONG NGHIÊN cứu. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu 19
2.1.     THIÉT KẾ NGHIÊN cứu    19
2.2.    ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN cứu            19
2.3.    THỜI GIAN NGHIÊN cứu    19
2.4.    DÂN SỐ NGHIÊN cứu    19
2.5.    CỠ MẦU NGHIÊN cứu    19
2.6.    PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẢU    19
2.7.    TIÊU CHÍ CHỌN MẪU    20
2.8.    PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN cứu    20
2.9.    KIÊM SOÁT SAI LỆCH    21
2.10.    CÁC BIÊN SỐ NGHIÊN cứu    22
2.11.    CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ TRANG THIẾT BỊ PHỤC vụ CHO
CÔNG TÁC NGHIÊN cứu      28
2.12.     PHÂN TÍCH SỐ LIỆU    28
2.13.    VÁN ĐỀ Y ĐỨC VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI    29
2.14.    KÉ HOẠCH THỰC HIỆN    30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu    31
3.1.    ĐẶC DIÊM CHUNG CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA    31
3.1.1.    Tuổi    31
3.1.2.    Giới tính    32
3.1.3.    Dân tộc    32
3.1.4.    Thâm niên công tác    32
3.2.    THỰC TRẠNG NẨNG Lực QUẢN LÝ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỞNG KHOA    33
3.2.1.    Trình độ chính trị    2*
3.2.2.    Trình độ chuyên môn    34
3.2.3.    Trình độ ngoại ngữ    35
3.2.4.    Trình độ tin học    36
3.2.5.    Trình độ quản lý    36
3.2.6.    Tham quan, học tập ở nước ngoài    37
3.2.7.    Tham gia công tác giảng dạy    37
3.2.8.    Tham gia nghiên cứu khoa học    38
3.2.9.    Nguyện vọng tiếp tục học tập    41
3.2.10.    Các khó khăn thường gặp trong công tác quản lý    42
3.2.11.    Hài lòng, an tâm với công việc    43
3.2.12.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tổ chức và quản lý công tác chăm
sóc người bệnh tại khoa    45
3.2.13.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tổ chức và quản lý công tác chống
nhiễm khuẩn, vệ sinh tại khoa    47
3.2.14.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tố chức và quản lý nhân lực tại khoa 48
3.2.15.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc quản lý tài sản tại khoa    49
3.2.16.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tham gia công tác đào tạo, NCKH
và chỉ đạo tuyến    50
3.3.    MỨC Độ HOÀN THÀNH NHIỆM vụ QUẢN LÝ CỦA ĐIÊU
DƯỠNG TRƯỞNG KHOA THEO ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CÁN BỘ CHỦ CHỐT BỆNH VIỆN    51
3.4.    CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NÀNG Lực QUẢN LÝ CỦA ĐIỀU
DƯỠNG TRƯỞNG KHOA    54
3.4.1.    Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với nhóm tuổi    54
3.4.2.    Mối liên quan giữa nhóm tuổi với nguyện vọng tiếp tục học tập    54
3.4.3.    Mối liên quan giữa nhóm tuổi với nguyện vọng tiếp tục học tập về
quản lý    55
3.4.4.    Mối Hên quan giữa nhóm tuổi với nguyện vọng tiếp tục học tập ở
nước ngoài    56
3.4.5.    Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với sự hài lòng, an tâm với
công việc    56
3.4.6.    Mối liên quan giữa tham quan, học tập ở nước ngoài với sự hài lòng,
an tâm với công việc    57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    58
4.1.    ĐẶC ĐIÉM CHUNG CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG TRƯỎNG KHOA    58
4.1.1.    Tuổi    58
4.1.2 Giới tính    58
4.1.3.    Dân tộc    59
4.1.4.    Thâm niên công tác    60
4.2.    THỰC TRẠNG NĂNG Lực QUẢN LÝ CỦA ĐIÊU DƯỠNG
TRƯỞNG KHOA    60
4.2.1.    Trình    độ chính trị    60
4.2.2.    Trình độ chuyên môn    61
4.2.3.    Trình    độ ngoại ngữ    62
4.2.4.    Trình    độ vi tính    62
4.2.5.    Trình    độ quản lý    63
4.2.6.    Tham quan học tập ở nước ngoài    64
4.2.7.    Tham gia công tác giảng dạy    64
4.2.8.    Tham gia nghiên cứu khoa học    65
4.2.9.    Nguyện vọng tiếp tục học tập    65
4.2.10.    Các khó khăn thường gặp trong công tác quản lý tại khoa    66
4.2.11.    Hài lòng, an tâm với công việc    67
4.2.12.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tổ chức và quản lý công tác chăm
sóc người bệnh tại khoa    67
4.2.13.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tổ chức và quản lý công tác chổng
nhiễm khuẩn, vệ sinh tại khoa    67
4.2.14.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tổ chức và quản lý nhân lực tại khoa 68
4.2.15.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc quản lý tài sản tại khoa    68
4.2.16.    Nhiệm vụ của ĐDTK trong việc tham gia công tác đào tạo, NCKH
và chỉ đạo tuyến    68
4.3.    MỨC Độ HOÀN THÀNH NHIỆM vụ QUẢN LÝ CỬA ĐIỀU
DƯỜNG TRƯỞNG KHOA THEO ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CÁN BỘ CHỦ CHỐT BỆNH VIỆN    69
4.4.    CÁC YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN NĂNG Lực QUẢN LÝ CỦA ĐIỀU
DƯỠNG TRƯỞNG KHOA    70
4.4.1.    Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với nhóm tuổi    70
4.4.2.    Mối liên quan giữa nhóm tuổi với nguyện vọng tiếp tục học tập    70
4.4.3.    Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với sự hài lòng, an tâm với
công việc    71
4.4.4.    Mối liên quan giữa tham quan, học tập ở nước ngoài với sự hài lòng,
an tâm với công việc    71
4.5.    ỨNG DụNG THUYếT ĐIềU DƯỡNG CủAPENDER VÀO TRONG
NGHIÊN CỨU    72
4.6.    NHỮNG DIÊM HẠN CHÉ CỦA NGHIÊN cửu    72
KẾT LUẬN    74
CÁC KIÊN NGHỊ    76 
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Danh sách Điều dưỡng trưởng khoa tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Danh sách cán bộ chủ chốt tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát dành cho Điều dưỡng trưởng khoa
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát dành cho cán bộ chủ chốt
Phụ lục 5: Bảng kiểm khảo sát năng lực quản lý của Điều dưỡng trường khoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.    Bộ Nội Vụ (2005). “Ve việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Y tế Điều dưỡng”. Quyết định số 41/2005/QĐ-BNN, ngày 22 tháng 4 năm 2005.
2.    Bộ Y tế (1997). “Ve việc ban hành Quy chế bệnh viện”. Quyết định so 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 9 năm 1997.
3.    Bộ Y tế (2002). “về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác Điều dưỡng – Hộ sinh, giai đoạn 2002 – 2010”. Quyết định sổ 1613/2002/QĐ-BYT, ngày 03 tháng 5 năm 2002.
4.    Bộ Y tể (2005). “Hướng dẫn xếp hạng các đom vị sự nghiệp Y tể”. Thông tư sổ 23/2005/TT-BYT, ngày 25 tháng 8 năm 2005.
5.    Bộ Y tế (2011). “Ban hành bảng kiểm tra bệnh viện năm 2011”, Quyết định sẻ 3296/QĐ-BYT, ngày 12 tháng 9 năm 2011.
6.    Bộ Y tế (2012). “Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt nam”. Quyết định sổ Ỉ352/QĐ-BYT, ngày 21 tháng 4 năm 2012.
7.    Phan Cảnh Chương, Lê Thị Hằng, Trần Thị Kim Cúc, Đặng Duy Quang (2012). “Đánh giá bước đầu hiệu quả triển khai mô hình giảng dạy lâm sàng dựa trên năng lực cho Điều dưỡng tại Bệnh viện Trung Ương Huế”. Tạp chỉ Điều dưỡng. 1, trang: 77-81.
8.    Phạm Thị Doan và các tác giả (1995). “Các học thuyết quản lý”. Nhà xuất bản Chính trị quếc gia Hà Nội, trang: 5-23.
9.    Nguyễn Thị Hương Giang (2011). “Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia vào nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng tại một số bệnh viện tuyến trung ương khu vực phía Bắc”. Thông tin Điểu dưỡng. 46, trang: 38-44.
10.    Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002). “Giáo trình khoa học quản lý”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang: 13-23.
11.    Phan Quốc Hội (2008). “Nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý Điều dưỡng tại cơ sở Y tế trên địa bàn thành phố Vinh – Nghệ An, năm 2007”. Tạp chí Thông tin Y Dược. 2 , trang 14-17.
12.    Trần Quang Huy, Hà Thị Kim Phượng, Phạm Đức Mục (2012). “Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Điều dưỡng, Hộ sinh tại các bệnh viện trung ương, năm 2012”. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. 2, trang 4-9.
13.    H. Koontz (1994). “Những vấn đề cốt yểu của quản lý”. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, trang: 20 – 59.
14.    Lê Hồng Lôi (2004). “Đạo của quản lý”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang: 247-265.
15.    Phạm Đức Mục (2004). “Vai trò Điều dưỡng trưởng khoa”. Thông tin Điều dưỡng. 23, trang: 5-8.
16.    Phạm Đức Mục (2004). “Kết quả điều tra nguồn nhân lực Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên và Hộ lý các bệnh viện Việt Nam, năm 2003”. Thông tin Điều dưỡng. 23, trang: 44-45.
17.    Phạm Thị Tuyết Vân (2004). “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Điều dưỡng trưởng đã qua lớp đào tạo quản lý Điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới – Quảng Bình”. Thông tin Điều dưỡng 22, trang: 45-47.
18.    Hồ Vãn Vĩnh (2003). “Giáo trình khoa học quản lý”. Nhà xuất bản Chỉnh trị quốc gia Hà Nội, trang: 199-210.
19.    Đỗ Đình Xuân, Đinh Ngọc Đệ, Nguyễn Thị Loan, Trần Văn Long, Nguyễn Mạnh Dũng và các cộng sự (2010). “Đánh giá thực trạng năng lực của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện”. Tạp chỉ Y học thực

hành. 731.
 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment