Thực trạng chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020

Thực trạng chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020

Báo cáo chuyên đề tố Thực trạng chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020.Mổ lấy thai là phương pháp phẫu thuật lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua đường rạch ở thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Đây là phương pháp đã có từ hàng trăm năm trước công nguyên, là lựa chọn được các thầy thuốc sản khoa chỉ định khi cuộc chuyển dạ không an toàn cho mẹ và thai nhi. Khi mới bắt đầu, phương pháp phẫu thuật lấy thai có rất nhiều tai biến nguy hiểm, thậm chí tai biến liên quan tới tính mạng bà mẹ. Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phẫu thuật mổ lấy thai đã cứu sống được rất nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh và trở thành phương pháp sinh con được chấp nhận trên toàn thế giới [3].


Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ về sản khoa, hồi sức cấp cứu nên tỷ lệ mổ lấy thai đang có xu hướng tăng cao và chỉ định mổ lấy thai ngày càng rộng rãi hơn. Về phía người dân các nhu cầu chung và đặc biệt là nhu cầu về sinh con dường như có nhiều tác động, hơn nữa với mô hình gia đình ít con thì việc quan tâm tới sự an toàn của đứa trẻ mới sinh không còn là của riêng người mẹ mà là của tất cả mọi người trong cộng đồng. Mổ lấy thai trở thành một vấn đề được quan tâm ở nhiều khía cạnh trong lĩnh vực y tế, ngoài chỉ định vì lý do chuyên môn, mổ lấy thai còn liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội, chủng tộc, yêu cầu của thai phụ, gia đình và quan điểm của thầy thuốc [4], [5]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các kết luận về sự an toàn, lợi ích cũng như hạn chế của từng phương pháp sinh con.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: mổ lấy thai không phải là một phương pháp hoàn toàn an toàn mà cũng có những nguy hiểm và ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của các bà mẹ và sức khoẻ các bé sơ sinh; trong khi đó sinh con theo đường âm đạo vẫn là phương pháp tự nhiên và an toàn [10], [11], [13], [15].
Để có cơ sở khoa học nhằm đưa ra các khuyến nghị, góp phần nâng cao nhận thức của các bà mẹ và cộng đồng về các tác động bất lợi, các biến cố nguy hiểm của mổ lấy thai tới bà mẹ và trẻ sơ sinh; đồng thời giúp cho người điều dưỡng sản phụ khoa nói chung và bản thân nói riêng nâng cao được chất lượng chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai, tôi quyết định lựa chọn chủ đề: “Thực trạng chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020“.
Mục tiêu
1. Mô tả thực trạng chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục biểu đồ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1. Cơ sở lý luận 3
1.2. Cơ sở thực tiễn 11
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 18
2.1. Đặc điểm khoa Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình 18
2.2. Thực trạng mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020 18
Chương 3: BÀN LUẬN 61
3.1. Các ưu, nhược điểm 61
3.2. Nguyên nhân của việc đã làm và chưa làm được 61
3.3.Đề xuất các giải pháp 62
KẾT LUẬN 63
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Y tế (2001), Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Tài liệu dùng cho cán bộ y tế cơ
sở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2010), Tài liệu Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Phan Trường Duyệt (1998), “Lịch sử mổ lấy thai”, Phẫu thuật sản phụ khoa,
Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 679 – 704.
4. Đỗ Quang Mai (2007) “Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ con so tại
bệnh viện Phụ sản Trung ương 2 năm 1996 và 2006”.
5. Võ Thị Thu Hà (2004), “Nghiên cứu tình hình phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện
Phụ sản tiền Giang từ 01/09/2003 đến 30/08/2004”, nội san Sản phụ khoa, Tr. 66 –
71.
6. Nguyễn Đức Hinh (2006), “Chỉ định, kỹ thuật và tai biến của mổ lấy thai”, Bài
giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 100 –
111.
7. Nguyễn Anh Hùng (2014), Thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh
của các bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2015, đề tài
khoa học cấp ngành Y tế Hoa Bình, năm 2014.
8. Nguyễn Việt Hùng (2004), “Thay đổi giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ
khi có thai” – Bài giảng sản phụ khoa tập I, tái bản lần thứ III, Nhà xuất bản Y
học Hà Nội, Tr. 33 – 51.
9. Nguyễn Thị Thu Hương (2006), Nhận xét tình hình tim sản trên thai phụ có
tuổi thai từ 32 tuần trở lên tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2003 đến 12/2005, Luận
văn tốt nghiệp bác sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Phạm Văn Oánh (2002), Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại Viện bảo vệ bà
mẹ trẻ sơ sinh, năm 2000, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường
Đại học Y khoa Hà Nội.
11. Lê Anh Tuấn và cs (2005), “Các phương pháp đẻ và những yếu tố dự báo
trong mổ lấy thai ở Bệnh viện phụ sản Trung ương từ 6/2002 – 12/2003”, Tạp chí
thông tin Y – Dược, Số 12, năm 2005, Tr. 36-39.
12. Nguyễn Đức Vy (2002), “Các chỉ định mổ lấy thai” – Bài giảng sản phụ khoa,
Tập II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 14 -18

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment