Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đì non và phương pháp xử trí

Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đì non và phương pháp xử trí

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bênh phụ khoa thường gặp nhất ở người phụ nữ, bênh gặp cả khi không có thai hay trong thời kỳ thai nghén. Ở các nước đang phát triển, khoảng 20% tổng số phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế là do viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Ở Việt Nam, trong thời kỳ mở cửa, cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu xã hội phát triển thì mô hình bệnh tật cũng thay đổi, VNĐSDD trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đặc biệt quan trọng.

Đối với phụ nữ có thai, VNĐSDD có thể gây viêm màng ối, viêm bánh rau, nhiễm khuẩn ối, viêm nhiễm thai nhi từ trong buồng tử cung. Do đó có thể gây ra sẩy thai, đẻ non, thai lưu, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sau đẻ ở mẹ và nhiễm khuẩn sơ sinh [4], [49], [55], [123].

Tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có thai là rất cao. Theo nghiên cứu của một số tác giả trong nước về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai tỷ lệ 70 – 80% [24], [37]. Theo một số tác giả nước ngoài tỉ lệ ối vỡ sớm là 8,1% trong quần thể chung so với 15,3% trong quần thể phụ nữ có thai nhiễm liên cầu nhóm A tan huyết ß. Đẻ con dưới 32 tuần có tỷ lệ 1,8% so với 5,4% ở những người nhiễm liên cầu nhóm này [42], [49], [64]. Lậu cầu (N. gonorrhoeae) cũng được đề cập đến khá chi tiết, mầm bệnh này thường gây nhiễm khuẩn ối. Tỷ lệ ối vỡ non và đẻ non ở nhóm phụ nữ nhiễm lậu cầu là 22 – 25% và 22 – 67%, trong khi ở nhóm phụ nữ bình thường có tỷ lệ ối vỡ non là dưới 10% và đẻ non với tỷ lệ 6-8% [91]. Trichomonas cũng là một mầm bệnh hay gặp trong ối vỡ non, đẻ non. Nhưng lậu cầu và Trichomonas hiện nay rất hiếm gặp [71], [80].

Một số nguyên nhân khác hiện nay được đề cập đến gây ối vỡ non và đẻ non đó là G. vaginalis và một số vi khuẩn khác. Một số tác giả [73], [76], [109] nhân thấy trong số bênh nhân đẻ non chưa vỡ ối khoảng 20 – 25% nước ối đã bị nhiễm khuẩn.

Trong số các ảnh hưởng của VNĐSDD đến thai nghén thì đẻ non và dọa đẻ non là mọt vân đề sức khoẻ cọng đồng cần được quan tâm. Đây là vân đề lớn không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Bởi vì nó gây ra hâu quả nạng nề cho con người và cho nền kinh tế’ của mỗi đât nước.

Hiên nay, ở mọt số nước phát triển, tỷ lê đẻ non khoảng 6-10%, ở các nước đang phát triển tuy chưa có số liêu cụ thể nhưng chắc chắn không thể thâp hơn số liêu trên. Theo mọt số nghiên cứu ở nước ta, tỷ lê đẻ non tại Bênh viên Phụ Sản Trung ương khoảng 6,8 – 10,3% [17], [22], [38]. Trong các nguyên nhân gây đẻ non thì VNĐSDD là mọt nguyên nhân quan trọng và có thể dự phòng cũng như điều trị được, mọt số tác giả nước ngoài đã nêu lên là 40 – 50% số nguyên nhân đẻ non là do VNĐSDD [109], [119].

Hiên nay ở Viêt Nam nghiên cứu ảnh hưởng VNĐSDD liên quan đến thai nghén và nhât là đến đẻ non còn ít. Từ thực tế’ này chúng tôi đã đạt vân đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đì non và phương pháp xử trí”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần làm hiểu rõ về căn nguyên gây bênh, phương hướng xử trí để có thể làm giảm tỷ lê đẻ non, từ đó làm giảm tỷ mắc bênh và nhât là giảm tỷ lê tử vong chu sản cho trẻ sơ sinh.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Xác định tỷ lê VNĐSDD ở thai phụ đì non tại Bênh viên Phụ Sản trung ương.

2. Phân tích nguy cơ của VNĐSDD đến đì non.

S. Đánh giá điều trị VNĐSDD và các phương pháp điều trị trong đì non có VNĐSDD.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment