NGHIÊN CỨU BỆNH CƠ TIM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG QUA CHỈ SỐ TEI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP2
LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH CƠ TIM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG QUA CHỈ SỐ TEI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP2.Đái tháo đường là một trong những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu và cũng là một trong ba bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay (ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường). Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Quốc Tế bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển.Thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giớivào năm 2013 có khoảng 382 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và ước tính sẽ tăng đến 592 triệu người vào năm 2035 [68].
Đái tháo đường (ĐTĐ) đặc biệt ĐTĐ týp 2 là một bệnh rối loạn về chuyển hóa do sự suy giảm chức năng tế bào beta trên nền đề kháng insulin. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu vả rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đó sự gia tăng glucose máu lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương, rối loạn và suy giảm của nhiều cơ quan[3].
Vì thế khi nói đến đái tháo đường type 2 người ta thường nghĩ ngay đến biến chứng tim mạch. Đây là các biến chứng có thể đặc hiệu hay không đặc hiệu xảy ra sớm và thường gặp. Đặc điểm biến chứng như bệnh cơ tim đái tháo đường, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim và bệnh lý thần kinh tự động tim thường xảy ra sớm ở phần lớn các trường hợp và cũng thường thầm lặng trong nhiều năm trước khi có biểu hiện lâm sàng cần phải can thiệp. Theo nghiên cứu dịch tễ của Frangminham tỷ lệ suy tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2 lần ở nam, gấp 5 lần ở nữ so với người không bị ĐTĐ, thậm chí sau khi đã loại trừ bệnh mạch vành, bệnh tim do thấp và các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp (THA), béo phì, rối loạn lipid máu thì tỷ lệ bệnh cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ vẫn cao gấp 4 – 5 lần so với người không bị bệnh này.[39]
Bệnh tim đái tháo đường là một bệnh lý liên quan đến vi mạch mạch vành, thường đi kèm tăng huyết áp và xơ vữa động mạch vành (động mạch vành thượng tâm mạc), xảy ra âm thầm và sớm với các biểu hiện của rối loạn chức năng tâm trương, sau đó rối loạn chức năng tâm thu thất trái. Các biến chứng của đái tháo đường ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống cũng như gây nhiều tốn kém về kinh tế cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn so với người không bị đái tháo đường là 2-3 lần ở nam giới và 3-5 lần ở nữ giới [41].
Chính vì vậy việc phát hiện sớm các rối loạn về cấu trúc và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường là hết sức quan trọng trong vấn đề theo dõi, điều trị cũng như phòng bệnh.Việc chọn lựa một phương pháp thăm dò không thâm nhập, hiện đại với tỷ lệ phát hiện cao bệnh lý tim đồng thời khảo sát được cấu trúc và chức năng của tim, có thể nói siêu âm tim là một trong những phương tiện thăm dò ưu việt đối với bệnh nhân đái tháo đường hiện đang được sử dụng tại các trung tâm tim mạch trên thế giới, tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh đái tháo đường, tại địa phương chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tương đối phổ biến nhưng chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách đúng mức nhất là lĩnh vực siêu âm Doppler tim[34].
NGHIÊN CỨU BỆNH CƠ TIM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG QUA CHỈ SỐ TEI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP2 Gần đây nhất một thông số siêu âm Doppler tim mới do Tei và cộng sự đề xuất nhằm đánh giá chức năng toàn bộ thất trái bằng chỉ số chức năng cơ tim hay chỉ số Tei (Tei index), một chỉ số đơn giản, dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi tuổi, huyết áp, tần số tim, tiền gánh so với các chỉ số kinh điển khác[71].
Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số Tei trong đánh giá chức năng thất trái ở các bệnh như nhồi máu cơ tim, thông liên nhĩ, tăng áp phổi , suy tim, tăng huyết áp nguyên phát[81]. Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về chỉ số Tei ở người bình thường và gần đây nhất là trong đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát [14], [29], [30], tuy nhiên đối với đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường chưa thấy đề cập nhiều trong y văn[15].
Mục tiêu của đề tài:
1. Đặc điểm yếu tố nguy cơ, một số chỉ số đánh gía hình thái và chức năng thất trái qua siêu âm và chỉ số Tei trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.
2. Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số Tei và một số thông số hình thái và chức năng thất trái với một số yếu tố nguy cơ liên quan trên những bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU BỆNH CƠ TIM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG QUA CHỈ SỐ TEI TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP2
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh tim đái tháo đường (Diabetic Heart Disease) 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ truyền thống ở bệnh nhân ĐTĐ 15
1.3. Các yếu tố nguy cơ không truyền thống ở bệnh nhân ĐTĐ 17
1.4. Một số phương pháp thăm dò biến chứng tim trên bệnh nhân đái tháo đường 24
1.5. Tình hình nghiên cứu chỉ số tei trên bệnh nhân đái tháo đường trong nước và trên thế giới 46
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đối tượng nghiên cứu 48
2.2. Các biến số nghiên cứu 49
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 56
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Đặc điểm yếu tố nguycơ của đối tượng nghiên cứu 58
3.2. Kết quả siêu âm tim 62
3.3. Chức năng co giãn thất trái và chỉ số Tei 66
3.4. Liên quan giữa chỉ số tei và các yếu tố nguy cơ 67
Chương 4. BÀN LUẬN 77
4.1. Đặc điểm yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu 77
4.2. Kết quả siêu âm tim ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 82
4.3. Liên quan giữa chỉ số tei với đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và siêu âm tim 89
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại bệnh cơ tim đái tháo đường 10
Bảng 1.2. Hệ thống thang điểm Romhilt-Estes 26
Bảng 1.3. Giá trị các chỉ số khối cơ thất trái theo Hội siêu âm Hoa Kỳ 2005 29
Bảng 2.1. Phân độ béo phì áp dụng cho người Châu Á 50
Bảng 2.2. Phân loại rối loạn CNTTr thất trái 55
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 58
Bảng 3.2. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu 58
Bảng 3.3. Đặc điểm BMI nhóm bệnh và nhóm chứng 58
Bảng 3.4. Đặc điểm Tần số tim nhóm bệnh và nhóm chứng 59
Bảng 3.5. Đặc điểm HAĐM của đối tượng nghiên cứu 59
Bảng 3.6. Đặc điểm chung về nồng độ thành phần lipid máu ở nhóm ĐTĐ 60
Bảng 3.7. Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở ĐTNC 60
Bảng 3.8. Các chỉ số sinh xơ vữa ở ĐTNC 61
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số sinh xơ vữa bất thường ở ĐTNC 61
Bảng 3.10. Đặc điểm glucose đói và HbA1C ở ĐTNC 62
Bảng 3.11. Đặc điểm kiểm soát glucose đói và HbA1C ở nhóm ĐTĐ 62
Bảng 3.12. So sánh một số thông số hình thái tim qua siêu âmgiữa nhóm ĐTĐ và KĐTĐ. 62
Bảng 3.13. Đánh giá mức bệnh lý một số thông số siêu âm của nhóm bệnh ĐTĐ 63
Bảng 3.14. Chỉ số LVM và LVMI của Nhóm bệnh ĐTĐ và không ĐTĐ. 64
Bảng 3.15. So sánh LVMI giữa nam và nữ bệnh nhân ĐTĐ 64
Bảng 3.16. So sánh một số thông số chức năng thất trái nhóm bệnh ĐTĐ và KĐTĐ 65
Bảng 3.17. Chỉ số EF% nhóm bênh ĐTĐ 65
Bảng 3.18.Chức năng tâm trương 66
Bảng 3.19. Chức năng tâm trương giữa các nhóm ĐTĐ và không ĐTĐ 66
Bảng 3.20. Chức năng co giãn thất trái (MPI) 66
Bảng 3.21. So sánh một số chỉ số SA giữa nhóm bệnh ĐTĐ và chứng cóvà không THA 67
Bảng 3.22. So sánh đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm ĐTĐ có TEI ≥ 0,53 và < 0,53 67
Bảng 3.23. So sánh đặc điểm sinh hóa giữa 2 nhóm ĐTĐ có TEI ≥ 0,53 và < 0,53 68
Bảng 3.24. So sánh đặc điểm hình thái siêu âm tim giữa 2 nhóm ĐTĐcó TEI ≥ 0,53 và < 0,53 68
Bảng 3.25. So sánh đặc điểm chức năng tim qua siêu âm giữa 2 nhóm ĐTĐcó TEI ≥ 0,53 và < 0,53 69
Bảng 3.26. Tương quan chỉ số TEI với lâm sàng (tuổi, BMI, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình) 70
Bảng 3.27.Tương quan chỉ số TEI với Glucose và HbA1c 71
Bảng 3.28.Tương chỉ số TEI với thông số sinh hóa 71
Bảng 3.29.Tương quan chỉ số TEI với thông số hình thái siêu âm tim 71
Bảng 3.30. So sánh Tei giữa 2 nhóm E/A ≥ 1 và E/A < 1 76
Bảng 3.31. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có bất thường về chỉ số đánh giá bệnh tim ĐTĐ qua siêu âm 76
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Bệnh tim đái tháo đường 3
Sơ đồ 1.2. Sự thay đổi chức năng và sinh hóa trong bệnh cơ tim ĐTĐ 4
Sơ đồ 1.3. Cơ chế suy tim trong đái tháo đường 12
Sơ đồ 1.4. Cách đo Dd, Ds để đánh giá chức năng tâm thu thất tráibằng phương pháp Teichholz. 32
Sơ đồ 1.5. Cách tính thể tích thất trái theo phương pháp Simpson 34
Sơ đồ 1.6. Phân độ rối loạn tâm trương thất trái theo ASE – 2009 41
Sơ đồ 2.1. Phương pháp đo chỉ số Tei 56
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa chỉ số Tei và HATT 70
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa chỉ số Tei và HATTr 70
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa chỉ số Tei và SV (n=291) 72
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa chỉ số Tei và CO (n=291) 72
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa chỉ số Tei và CI (n=291) 73
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa chỉ số Tei và LVIDs (n=291) 73
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa chỉ số Tei và EF (n=291) 73
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa chỉ số Tei và FS (n=291) 74
Biểu đồ 3.9. CUTOFF của LVMI theo TEI trong Nhóm ĐTĐ có THA (227 bn) là 129,5g/m2 với AUC 0,982 74
Biểu đồ 3.10. CUT OFF của LVMI theo TEI nhóm ĐTĐ không THA (64 bn)là 130 g/m2 Với AUC là 0,888 75
Biểu đồ 3.11. Cutoff của LVMI là 129,5 theo chỉ số TEI nguy cơ ( 0,53)nhóm 291 bệnh nhân ĐTĐ với AUC là 0,83 75
Biểu đồ 3.12. Cutoff của EF% là 39,7% theo chỉ số TEI nguy cơ ( 0,53)nhóm có EF ≤ 55% với AUC là 0,83 76
Nguồn: https://luanvanyhoc.com