NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NHỒI MÁU NÃO CẤP ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT

NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NHỒI MÁU NÃO CẤP ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT [Luận văn chuyên khoa 2]

Title:  NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NHỒI MÁU NÃO CẤP ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT
Issue Date:  2024
Abstract:  Đột quỵ não là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch, ung thư.1 Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi máu não, trong đó nhồi máu não chiếm từ 80 – 85% đột quỵ.2 Trên thế giới, tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm vào năm 2025.3 Tại Việt Nam, cùng với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt là nhồi máu não cũng gia tăng.
Tiêu huyết khối đường tĩnh mạch với thuốc Alteplase là thuốc điều trị đặc hiệu đường tĩnh mạch có hiệu quả nhằm tái tưới máu trong nhồi máu não. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả và an toàn của thuốc Alteplase đường tĩnh mạch như: Nghiên cứu NINDS (1995), cho thấy với việc thuốc hoạt hóa plasminogen mô tái tổ hợp (rtPA) đường tĩnh mạch trong cửa sổ 3 giờ đầu.4 Nghiên cứu ECASS III (2008), cửa sổ điều trị từ 3-4,5 giờ đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về lợi ích đối với điều trị rTPA so với giả dược.5 Nghiên cứu EXTEND (2019), mở rộng cửa sổ điều trị đến 9h.6 Ở Việt Nam, Lê Văn Thành và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tại 3 bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh với kết quả hết sức khả quan trên người bệnh nhồi máu não cấp.7 Các nghiên cứu tiếp theo về điều trị Alteplase đường tĩnh mạch ở người bệnh nhồi máu não cấp như: Nguyễn Huy Thắng (2011), Mai Duy Tôn (2012) đã cho thấy thuốc Alteplase đường tĩnh mạch hiệu quả về hồi phục lâm sàng tốt và độ an toàn của thuốc Alteplase đường tĩnh mạch.8,9 Phương pháp tiêu sợi huyết trên người bệnh nhồi máu não cấp đã được áp dụng tại rất nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh tại Việt Nam, các kết quả báo cáo cho thấy hiệu quả rõ ràng của phương pháp này.
Từ năm 2009, bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết như một quy trình điều trị thường quy và đạt được kết quả rất tốt. Tuy nhiên điều trị Alteplase có thể tăng nguy cơ chảy máu nội sọ, đặc biệt với các trường hợp tắc mạch lớn, thời gian tiêu sợi huyết muộn, liều thuốc Alteplase tuổi cao, tăng huyết áp, tăng đường máu, tổn thương lớn trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não…10 Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế tuyến cuối, nơi tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nhân nặng và phức tạp. Người bệnh được điều trị bằng tiêu sợi huyết tại Trung tâm Thần kinh có triệu chứng lâm sàng kín đáo, khó chẩn đoán, thời gian từ khi khởi phát đến khi điều trị kéo dài dẫn đến khả năng gặp biến chứng ở nhóm người bệnh này có xu hướng cao hơn so với các nhóm trong nghiên cứu khác. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu biến chứng và một số yếu tố tiên lượng nhồi máu não cấp điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết”. Nghiên cứu thực hiện với 2 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1. Mô tả biến chứng và một số yếu tố liên quan của nhồi máu não cấp điều trị Alteplase tĩnh mạch liều 0,9mg/kg tại Trung tâm thần kinh Bạch Mai.
Mục tiêu 2. Phân tích một số yếu tố tiên lượng người bệnh trong nhóm nghiên cứu trên.
URI: 
Appears in Collections: Luận văn chuyên khoa 2

Chuyên mục: Luận văn chuyên khoa 2

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment