Nghiên cứu biến đổi hình thái cấu trúc phôi người ngày 3, ngày 5 trước đông lạnh và sau rã đông bằng kỹ thuật thuỷ tinh hóa
Luận án Nghiên cứu biến đổi hình thái cấu trúc phôi người ngày 3, ngày 5 trước đông lạnh và sau rã đông bằng kỹ thuật thuỷ tinh hóa.Sau trường hợp mang thai đầu tiên được thực hiện từ phôi trữ lạnh năm 1983 đến nay, kỹ thuật đông lạnh phôi đã trở thành phổ biến ở nhiều trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ phôi làm tổ, cũng như tỷ lệ có thai của chuyển phôi đông lạnh thấp hơn so với chuyển phôi tươi, vì ít nhiều quá trình trữ lạnh cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng phôi. Nhiều nghiên cứu trên thế giới nhằm nâng cao tỷ lệ sống của phôi sau rã đông, nâng cao tỷ lệ có thai của chuyển phôi đông lạnh. Các kỹ thuật trữ lạnh cũng được cải tiến, được chia thành 2 nhóm chính: hạ nhiệt độ chậm (slow-freezing) và kỹ thuật thuỷ tinh hoá (Vitrification).
Thủy tinh hóa là quá trình làm lạnh mẫu noãn hoặc phôi với thời gian rất nhanh. Trong suốt quá trình hạ nhiệt độ, toàn bộ khối vật chất bên trong và bên ngoài tế bào chuyển thành dạng kính (glass-like), đặc biệt không có sự hình thành tinh thể đá bên trong mẫu tế bào, tránh được những tổn thương do tinh thể đá gây nên. Đây là phương pháp đông lạnh đơn giản dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguyên liệu và trang thiết bị…đồng thời cho tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ phôi làm tổ cao hơn so với phương pháp đông lạnh chậm. Hiện nay, đông lạnh bằng thuỷ tinh hoá là một kỹ thuật đang được các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trong khu vực và trên thế giới nghiên cứu ứng dụng trong điều trị. Tại Việt Nam phương pháp này được thực hiện đầu tiên ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ vào tháng 5 năm 2006 và bước đầu thấy kết quả tốt. Trung tâm Công nghệ Phôi Học viện Quân y bắt đầu thực hiện đông phôi bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá từ tháng 11/2006.
Đông lạnh phôi có thể tiến hành ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của phôi. Đông lạnh phôi ở giai đoạn phôi tiền nhân (ngày 1) sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn phôi để đông lạnh và xác định số lượng phôi để rã đông, đông lạnh phôi ở giai đoạn phôi phân chia (ngày 2 và ngày 3) thường phổ biến nhất, sự lựa chọn phôi trước và sau rã đông dựa vào tiêu chuẩn hình thái rất thuận l ợi, các phôi bào có tính toàn năng nên ít bị ảnh hưởng bởi các phôi bào thoái hóa. Phôi ở giai đoạn kết dính (ngày 4) là giai đoạn nhạy cảm và khó đánh giá về mặt hình thái nên thường không đông lạnh ở giai đoạn này. Đông lạnh phôi ở giai đoạn phôi nang (ngày 5, 6, 7) có lợi thế hơn giai đoạn phôi phân chia vì có rất nhiều tế bào nên việc thoái hóa một số lượng nhỏ tế bào sẽ không ảnh hưởng đến phôi.
Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng đông lạnh phôi ở ngày 5 có tỷ lệ phôi sống và tỷ lệ có thai cao hơn so với phôi ở ngày 6 và ngày 7 [68], [71]. Đông phôi ở giai đoạn phôi nang giúp làm giảm tỷ lệ đa thai, nhưng tỷ lệ tạo được phôi nang chỉ đạt khoảng 50 – 60%. Hiện nay, còn nhiều ý kiến khác nhau về kỹ thuật đông lạnh phôi và thời điểm thực hiện đông lạnh. Cơ s ở của việc xác định những ảnh hưởng của qui trình đông lạnh và thời điểm đông lạnh đến hiệu quả của quá trình đông lạnh phôi chính là việc nghiên cứu đánh giá hình thái cấu trúc phôi trước đông lạnh và sau rã đông. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu biến đổi hình thái cấu trúc phôi người ngày 3, ngày 5 trước đông lạnh và sau rã đông bằng kỹ thuật thuỷ tinh hóa”.
Mục tiêu:
- Mô tả sự biến đổi hình thái cấu trúc phôi ngày 3, ngày 5 trước đônglạnh và sau rã đông bằng kỹ thuật thủy tinh hóa.
- So sánh tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ phôi làm tổ và tỷ lệ có thai của phôi ngày 3 với phôi ngày 5 sau rã đông bằng kỹ thuật thủy tinh hóa
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………….. 3
1.1. Tình hình vô sinh trên thế giới và Việt Nam.…………………… 3
1.1.1. Khái niệm về vô sinh………………………………………….. 3
1.1.2. Tình hình vô sinh trên thế giới……………………………….. 3
1.1.3. Tình hình vô sinh ở Việt Nam………………………………… 3
1.2. Quá trình thụ tinh và nuôi cấy phôi ở người…………………… 4
1.2.1. Sự thụ tinh ở người …………………………………………… 4
1.2.2. Nuôi cấy phôi…………………………………………………………………. 4
1.3. Lược sử, nguyên tắc, chỉ định và các phương pháp đông lạnh
phôi………………………………………………………………………………………..
6
1.3.1. Lược sử nghiên cứu đông lạnh phôi……………………………………. 6
1.3.2. Nguyên tắc đông lạnh phôi………………………………………………… 6
1.3.3. Các chỉ định đông lạnh phôi………………………………………….. 11
1.3.4. Các phương pháp đông lạnh phôi……………………………………… 12
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng trong khi thực hiện kỹ thuật đông
lạnh phôi……………………………………………………………………..
19
1.5. Vai trò của hỗ trợ phôi thoát màng trong thụ tinh ống nghiệm 20
1.6. Các nghiên cứu về đông lạnh phôi trên thế giới và tại Việt Nam 21
1.6.1. Trên thế giới 21
1.6.2. Tại Việt Nam 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….. 36
2.1.1. Đối tượng……………………………………………………………………….. 36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………. 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu…………………………………………… 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………… 37
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu……………………………………………. 37
2.2.3. Phương pháp, kỹ thuật………………………………………… 40
2.2.4. Đánh giá hình thái cấu trúc phôi……………………………… 47
2.2.5. Xác định tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi đông lạnh
ở ngày 3 và ngày 5………………………………………. 52
2.2.6. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai của chuyển
phôi đông lạnh………………………………………………… 53
2.2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu………………………………………
2.2.8. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………..
53
54
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………. 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………… 56
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………. 56
3.2. Hình thái cấu trúc phôi người nuôi cấy ngày 3 trước đông lạnh
và sau rã đông………………………………………….. 60
3.2.1. Sự thay đổi về độ dầy màng trong suốt, đường kính phôi và số
lượng phôi bào trước đông lạnh và sau rã đông……………… 60
3.2.2. Chỉ số sống sót của phôi và tỷ lệ phôi sống sau rã đông……… 64
3.2.3. Hình thái phôi trước đông lạnh, sau rã đông và sau khi nuôi cấy
24 giờ quan sát dưới kính hiển vi soi nổi……………………… 65
3.2.4. Hình thái siêu cấu trúc của phôi ngày 3 trước đông lạnh và sau
rã đông…………………………………………………………
68
3.3. Hình thái cấu trúc phôi nuôi cấy ngày 5 trước đông lạnh và sau
rã đông………………………………………………….. 75
3.3.1. Sự thay đổi về độ dầy màng trong suốt, đường kính phôi và số
lượng tế bào lá nuôi trước đông lạnh và sau rã đông………… 75
3.3.2. Hình thái phôi ngày 5 trước đông lạnh và sau rã đông quan sát
trên kính hiển vi soi nổi……………………………………… 79
3.3.3. Hình thái siêu cấu trúc phôi ngày 5 trước đông lạnh và sau rã
đông………………………………………………………….. 84
- 4. Tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ phôi làm tổ, tỷ lệ có thai của chuyển phôi
đông lạnh………………………………………………………………………… 92
3.4.1. Phôi đông lạnh ngày 3………………………………………… 92
3.4.2. Phôi đông lạnh ngày 5………………………………………… 93
3.4.3. So sánh hiệu quả lưu trữ phôi ngày 3, ngày 5 bằng phương pháp
thủy tinh hóa……………………………………………. 94
3.5. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ đến khả năng sống của phôi
và khả năng có thai ở bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh
96
3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai của chuyển phôi đông
lạnh………………………………………………………………………… 97
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………….. 101
4.1. Về đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 101
4.2. Về hình thái cấu trúc phôi trước đông lạnh và sau rã đông 106
4.2.1. Hình thái phôi trước đông lạnh và sau rã đông quan sát dưới
kính hiển vi quang học………………………………………………………. 106
4.2.2. Hình thái phôi trước đông lạnh và sau rã đông quan sát dưới
kính hiển vi điện tử…………………………………………………………… 111
4.3. Hình thái phôi sau rã đông và sau nuôi cấy………………………… 116
4.4. Tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ của phôi đông
lạnh ngày thứ 3 và phôi đông lạnh ngày thứ 5……………… 118
4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai của chuyển phôi
đông lạnh…………………………………………………………………… 124
4.5.1. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ đến tỷ lệ sống của phôi sau
rã đông và tỷ lệ có thai của chuyển phôi đông lạnh. 124
4.5.2. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân đến tỷ lệ có thai của chuyển
phôi đông lạnh…………………………………………………………….. 125
4.5.3. Ảnh hưởng của độ dầy niêm mạc tử cung đến kết quả có thai
của bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh…………………….. 126
4.5.4. Ảnh hưởng của chất lượng phôi chuyển đến tỷ lệ có thai của
chuyển phôi đông lạnh…………………………………………………. 128
4.5.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật chuyển phôi đến kết quả có thai của
chuyển phôi đông lạnh………………………………………….. 129
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….. 131
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………. 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
- Trần Thị Trung Chiến, Trần Văn Hanh, Phạm Gia Khánh và cs.(2002), Nghiên cứu một số vấn đề vô sinh nam giới và lựa chọn kỹ thuật lọc rửa, lưu trữ tinh trùng để điều trị vô sinh, Đề tài cấp nhà nước, nghiệm thu năm 2002, Hà Nội.
- Nguyễn Kim Giao (2004), Hiển vi điện tử trong khoa học và sự sống, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, tr. 55 – 169.
- Nguyễn Thị Liên Hương (2007), Đánh giá chất lượng và xác định tỷ lệcó thai lâm sàng của phôi đông lạnh giai đoạn tiền nhân, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà nội.
- Lê Thị Phương Lan (2004), “Nhận xét 50 trường hợp chuyển phôi đông l ạnh đầu tiên tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ Sản Trung ương”, Báo cáo khoa học t ại Hội ngh ị Vô sinh toàn quốc 2004, Hà nội.
- Lê Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Minh (2006), “Đánh giá các chỉ số tiên lượng kết quả có thai sau chuyến phôi”, Báo cáo khoa học, Hội nghị Vô sinh toàn quốc 2006, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thu Lan và cs. (2010), “Trữ lạnh phôi ngày 2 bằng phương pháp thủy tinh hóa”, Báo cáo khoa học tại Hội nghị ASPIRE2010, Thái Lan.
- Nguyễn Khắc Liêu (2003), Chẩn đoán và điều trị vô sinh, Viện bảo vệbà mẹ và trẻ sơ sinh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 77 – 80.
- Đỗ Quang Minh (2003), “Nguyên tắc và kỹ thuật trữ lạnh phôi người”, Vô sinh và các vấn đề mới, Nhà xuất bản Y học, tr. 131 – 135.
- Nguyễn Thị Minh (2006), Nghiên cứu sự thay đổi hình thái cấu trúc phôi trước đông và sau rã đông, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quân y.
- Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2003 (2003), Nghị định của chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học.
- Nguyễn Viết Tiến, Ngô Văn Toàn, Bạch Huy Anh (2010), “Tỷ l ệ vô sinh và m ột s ố yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí nghiên cứu y học, 70 (5), tr. 114 – 122.
- Đặng Quang Vinh và cs. (2005), “Trữ lạnh phôi và trứng người trong hỗ trợ sinh sản”, Tạp chí Sức khỏe và sinh sản số 10.
- Đặng Quang Vinh, Nguyễn Ngọc Bích, Mai Công Minh Tâm và cs. (2008), “Hiệu quả kỹ thuật thủy tinh hóa trong trữ lạnh phôi”, Báo cáo Hội nghị “IVF Expert Meeting” lần 4
- Đặng Quang Vinh, Vương Thị Ngọc Lan, Đỗ Quang Minh (2003), “Trường hợp thai lâm sàng đầu tiên từ phôi người đông lạnh”, Vô sinh và các vấn đề mới, Nhà xuất bản Y học, tr. 137 – 142.
- Đặng Quang Vinh, Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường và cs. (2005), “Mối tương quan giữa chất lượng phôi sau rã đông và tỷ thai lâm sàng của chuyển phôi trữ lạnh”, Y học sinh sản, Nhà xuất bản y học.
- Phan Khánh Vy (2001), Thụ tinh trong ống nghiệm (Các vấn đề có liên quan đến phòng thí nghiệm), Nhà xuất bản Y học
PHỤ LỤC