NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THANG ĐIỂM TỐI ƯU TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỎNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THANG ĐIỂM TỐI ƯU TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỎNG
Nguyễn Như Lâm1, Ngô Tuấn Hưng1, Ngô Minh Đức1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và thang điểm tối ưu dự báo khả năng cứu sống bệnh nhân (BN) bỏng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 8.647 hồ sơ BN bỏng ≥ 16 tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 01/01/2015 – 31/12/2019. Kết quả: Phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong bao gồm tuổi, giới tính, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và bệnh kết hợp. Đã xây dựng được phương trình hồi quy dự báo khả năng cứu sống.
Kết luận: Trong số các thang điểm tiên lượng hiện hành, thang điểm tối ưu nhất là rBaux với SMR = 0,96, AUC = 0,97, điểm cắt 81, độ nhạy 90,85%, độ đặc hiệu 91,85% và độ chính xác đạt 91,8%.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở BN bỏng nặng còn cao, nhất là ở các nước đang phát triển. Thang điểm dự báo tỷ lệ tử vong có vai trò quan trọng trong đánh giá khả năng của cơ sở điều trị hoặc lượng giá hiệu quả sau các can thiệp. Các thang điểm tiên lượng được xây dựng và cập nhật theo thời gian để phù hợp với trình độ, khả năng cứu sống BN.
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THANG ĐIỂM TỐI ƯU TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỎNG