NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM TĂNG TỶ LỆ MẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SAU PHẪU THUẬT TIM NGỰC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM TĂNG TỶ LỆ MẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SAU PHẪU THUẬT TIM NGỰC
Bùi Mỹ Hạnh1, Dương Đức Hùng2, Đoàn Quốc Hưng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh phẫu thuật tim ngực bằng việc áp dụng mô hình thang điểm nguy cơ Caprini hiệu chỉnh. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang được tiến hành trên 35612 người bệnh phẫu thuật tim ngực từ 1/2017 đến 12/2018. Tất cả người bệnh được đánh giá điểm nguy cơ trước phẫu thuật và được theo dõi trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Kết quả cho thấy tỷ lệ HKTM sau phẫu thuật tim ngực 30 ngày là 0,22% (78/35612). Nguy cơ mắc HKTM ở người có tổng điểm caprini 7-8 điểm cao gấp 7,13 lần so với người bệnh ở nhóm điểm Caprini 0-2. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc HKTM sau phẫu thuật bao gồm: Tuổi, giới tính, suy tĩnh mạch ngoại vi, tiểu đường và đặc biệt là tiền sử huyết khối trước phẫu thuật.
Huyết khối tĩnh mạch không phải là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật tim ngực. Tuy nhiên nó là biến chứng nguy hiểm vì hay bị bỏ sót do ít gặp và các triệu chứng thầm lặng [1]. Đểxác định nguy cơ mắc HKTM một cách chính xác cho người bệnh phẫu thuật, nhiều hệthống thang điểm xếp hạng nguy cơ và phân loại người bệnh theo các nguy cơ đã được phát triển đểphục vụtrong thực hành lâm sàng, nổi bật nhất của Caprini, Kucher, Cohenvà hướng dẫn của NICE [2]. Thang điểm Caprini đã được phát triển từhơn hai thập kỷtrước, dựa trên sựkết hợp giữa kinh nghiệm lân sàng và các dữliệu được công bố, và đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là có độnhạy và độđặc hiệu cao. Ngoài việc đánh giá và phân tầng nguy cơ, mô hình cũng đưa ra các khuyến cáo phù hợp đểđiều trịdựphòng HKTM theo điểm sốvà mức độnguy cơ. Một vài phiên bản hiệu chỉnh của mô hình Caprini trên người bệnh đã được công bốbởi các nghiên cứu khác nhau [3-5]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu vềđánh giá nguy cơ mắc HKTM theo thang điểm Caprini sau phẫu thuật tim ngực vẫn còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu là 1. Xác định tỷlệhuyết khối tĩnh mạch ởngười bệnh phẫu thuật tim ngực2. Đánh giá các yếu tốnguy cơ mắc HKTM sau phẫu thuật tim ngực theo mô hình Caprini hiệu chỉnh.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com