Nghiên cứu các yêu tố tiên lượng và nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp

Nghiên cứu các yêu tố tiên lượng và nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu các yêu tố tiên lượng và nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp.Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ não là nguyên nhân tử  vong đứng hàng thứ ba tại các nước phát triển và đứng đầu trong các bệnh gây  tàn phế. Tai biến mạch máu não đang là vấn đề thời sự quan trọng của y học và  xã hội vì tuổi thọ trung bình ngày càng tăng trong khi nguy cơ TBMMN tăng  theo tuổi. Tác động của TBMMN rất to lớn, gây giảm, mất khả năng sống độc  lập của mỗi cá nhân người bệnh và tạo gánh nặng kinh tế đáng kể cho xã hội.


Việc chẩn đoán và điều trị đang được quan tâm đặc biệt nhằm làm giảm tới  mức tối đa các tổn thương não và tối ưu hoá cơ may phục hồi của bệnh nhân  TBMMN. Bên cạnh đó là các nỗ lực nhằm phòng ngừa, giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh  và tái phát. Nhiều nghiên cứu đã và đang tập trung vào các biện pháp điều trị  đặc hiệu như thuốc tan huyết khối, thuốc kháng đông, thuốc chống kết tập tiểu  cầu. Việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân trong đơn vị đột quỵ não được tổ chức  chặt chẽ, chuyên môn hóa cao và phối hợp đa chuyên khoa là một biện pháp  được đánh giá cao về tính hiệu quả và khả thi trên phương diện cá nhân và cộng  đồng. Ở các Quốc gia phát triển, đơn vị đột quỵ não không còn xa lạ với Y học;  tại các nước đang phát triển và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á cũng đã tổ chức  nhiều đơn vị đột quỵ não đúng chuẩn và đang phát huy hiệu quả hoạt động. Hiện  nay, Việt Nam cũng đã có một số đơn vị đột quỵ não đang hoạt động với mức độ  tổ chức và hiệu quả khác nhau nhưng còn nhiều hạn chế về phương tiện, cơ sở  vật chất và cả về con người.
Trong 15 năm gần đây, từ kết quả của các nghiên cứu trên thế giới chúng  ta có được các phương thức điều trị hiệu quả cho cơn đột quỵ não cấp và những  cải thiện phương pháp phòng ngừa tiên phát và thứ phát. Hiện nay, tỷ lệ bệnh mới mắc giảm 50%, tỷ lệ tử vong giảm 30% trong năm mươi năm qua (7% mỗi  năm ở Nhật và 5% mỗi năm tại Hoa Kỳ) [5],[79],[81]. Từ thành quả có được,  mục tiêu chung của điều trị TBMMN là “tránh tàn phế mà không tăng tỷ lệ tử  vong”. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đưa ra nhận xét mang tính chiến lược  toàn cầu: “Tai biến mạch máu não có thể dự phòng hiệu quả bằng cách chống  lại các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng và điều trị sớm, đúng cơ chế sinh bệnh  hiện đại sẽ hạn chế được tử vong và di chứng”.  
Trong những năm qua, ở Việt Nam có nhiều báo cáo về tình hình, đặc  điểm, yếu tố nguy cơ cũng như tiên lượng tai biến mạch máu não. Số liệu ở ba  miền có sự khác biệt với tần suất bệnh mới mắc, tần suất bệnh lưu hành, tỷ lệ tử  vong cao [5], [34], [108]. Các nghiên cứu cắt ngang tập trung chủ yếu tại các  bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế và chưa có một nghiên dịch  tễ học t?i đồng bằng sông Cửu Long. Từ các phân tích trên, dựa vào đặc điểm  dân số và địa lý tỉnh Đồng Tháp, trên cơ sở tiếp nhận và điều trị bệnh TBMMN  của BV đa khoa Tỉnh Đồng Tháp, luận án này được thực hiện để “Nghiên cứu các yêu tố tiên lượng và nguy cơ của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa  khoa Đồng Tháp” với ba mục tiêu sau:  
1. Xác định tần suất các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não và chảy máu  não tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp.
2. Xác định các yếu tố tiên luợng tử vong của nhồi máu não và chảy máu  não tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp.
3. Đánh giá kết quả sử dụng các thang điểm phân loại (Oxfordshire và  TOAST) và các thang điểm tiên lượng đột quỵ não (ASPECTS, NIHSS,  RANKIN, GLASGOW).

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment