Nghiên cứu chẩn đoán một số dị dạng mạch máu ngoại biên và điều trị can thiệp bằng tiêm cồn tuyệt đối
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu chẩn đoán một số dị dạng mạch máu ngoại biên và điều trị can thiệp bằng tiêm cồn tuyệt đối.Dị dạng mạch máu là bệnh lý tổn thương khu trú hoặc lan toả, tác động đến động mạch, mao mạch, tĩnh mạch hoặc bạch mạch. Tổn thương đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng và kích thước của mạch máu. Dị dạng mạch máu không có hiện tượng tăng sinh các tế bào nội mô và có khuynh hướng tiến triển theo thời gian [1], [2], [3].
Trước khi Hội nghiên cứu bệnh lý bất thường mạch máu thế giới ISSVA (International Society for Study of Vascular Anomalies) ra đời năm 1992, dị dạng mạch máu được chẩn đoán và dùng thuật ngữ định danh chưa thống nhất, không phù hợp với bản chất mô bệnh học, nên dẫn đến chọn lựa phương pháp điều trị không phù hợp, ít hiệu quả và nhiều biến chứng [4], [5]. Năm 2014, Hội nghiên cứu bệnh lý bất thường mạch máu thế giới (ISSVA) đưa ra bảng phân loại bệnh lý bất thường mạch máu, từ đó danh từ định danh chẩn đoán xác định cho từng loại dị dạng mạch máu ngoại biên; mặc dù vậy, vấn đề điều trị vẫn chưa thống nhất.
Hiện tại, ít có nghiên cứu về điều trị dị dạng mạch máu có tính hệ thống, các báo cáo tập trung nghiên cứu từng loại dị dạng, tại vùng cơ thể nhất định, hoặc báo cáo loạt trường hợp điều trị theo các phương pháp khác nhau. Trong các phương pháp điều trị hiện nay, can thiệp nội mạch (tắc mạch, xơ hoá) được xem là phương pháp điều trị cho kết quả khả quan nhất và là phương pháp lựa chọn đầu tiên. Có nhiều vật liệu xơ hoá, tắc mạch; nhưng cồn tuyệt đối (Ethanol 99,5%) đã được chứng minh hiệu quả nhất, tuy nhiên các nhà lâm sàng còn dè dặt vì khó sử dụng, nhiều biến chứng. Yakes và Do là hai tác giả có báo cáo điều trị dị dạng động tĩnh mạch với tỷ lệ biến chứng thấp và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao khi sử dụng cồn tuyệt đối [6], [7].
Tại Việt nam, dị dạng mạch máu ngoại biên chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống, chưa có thống kê dịch tễ, thuật ngữ định danh chưa thống nhất, các nghiên cứu về phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật [8], [9], [10], [11], [12]. Riêng về điều trị dị dạng mạch máu ngoại biên bằng can thiệp nội mạch, đặc biệt bằng cồn tuyệt đối chưa có nghiên cứu.
Mặc dù trong quá khứ, cồn tuyệt đối đã được sử dụng điều trị xơ hoá dị dạng tĩnh mạch, tắc mạch trong dị dạng động tĩnh mạch. Tuy nhiên có nhiều báo cáo khác nhau về kết quả; khác biệt về biến chứng nặng (từ 3% đến 20%) và chênh lệch về tỷ lệ thành công (21% đến 60%). Phải chăng sự tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, định danh chẩn đoán theo ISSVA 2014, phân loại cấu trúc dị dạng rõ ràng, có thể thay đổi kết quả điều trị, cải thiện biến chứng của cồn tuyệt đối trong điều trị dị dạng mạch máu? Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị dị dạng mạch máu ngoại biên bằng cồn tuyệt đối là cần thiết, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chẩn đoán một số dị dạng mạch máu ngoại biên và điều trị can thiệp bằng tiêm cồn tuyệt đối” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học chẩn đoán bệnh lý dị dạng động tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch theo bảng phân loại của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh lý bất thường mạch máu thế giới ISSVA 2014.
Đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối một số dị dạng mạch máu ngoại biên.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các thuật ngữ về bệnh lý mạch máu 3
1.2. Giải phẫu học hệ thống mạch máu 4
1.3. Giải phẫu bệnh lý mạch máu 5
1.4. Cơ chế bệnh sinh dị dạng mạch máu 7
1.5. Lâm sàng dị dạng mạch máu 10
1.6. Hình ảnh học 11
1.7. Chẩn đoán 21
1.8. Các phương pháp điều trị dị dạng mạch máu 23
1.9. Tình hình nghiên cứu hiện nay 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3. Đạo đức nghiên cứu 58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Đặc điểm chung 59
3.2. Kết quả điều trị 71
Chương 4. BÀN LUẬN 80
4.1. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bệnh lý dị dạng mạch máu 80
4.2. Kết quả điều trị bằng phương pháp tiêm cồn tuyệt đối 92
KẾT LUẬN 104
KIẾN NGHỊ 106
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 1.1. Bảng phân loại bệnh lý mạch máu của ISSVA 2014 4
Bảng 1.2. Các yếu tố quyết định điều trị dị dạng mạch máu 24
Bảng 2.1. Các thông số khi khảo sát CLVT dị dạng mạch máu 37
Bảng 2.2. Bảng phân loại ISSVA 2014 43
Bảng 3 . 1. Đặc điểm chung của nghiên cứu phân bố theo tuổi 59
Bảng 3.2. Phân loại dị dạng theo giới và tuổi 61
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tiền sử chẩn đoán với loại dị dạng 61
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng theo loại dị dạng 62
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể tại vị trí theo loại dị dạng 63
Bảng 3.6. Vị trí dị dạng mạch máu 63
Bảng 3.7. Bảng phân bố chẩn đoán hình ảnh trước điều trị theo 2 nhóm dị
dạng mạch máu 64
Bảng 3.8. Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính dị dạng động tĩnh mạch 64
Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương đồng nhất ở các chuỗi xung T1W, T2W và STIR 66
Bảng 3.10. Đặc điểm dòng chảy trống, vôi/sỏi trên T2W,T1W FS 67
Bảng 3.11. Đặc điểm hình ảnh chụp mạch máu số hoá xoá nền DDĐTM 68
Bảng 3.12. Phân loại DDĐTM theo Yakes 68
Bảng 3.13. Phân loại theo Dubois – Puig 69
Bảng 3.14. Đặc điểm hình ảnh học chụp mạch máu số hoá xoá nền bằng xuyên
kim trực tiếp 69
Bảng 3.15. Giá trị chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch 70
Bảng 3.16. Giá trị chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán dị dạng tĩnh mạch 70
Bảng 3.17. Thời gian theo dõi các loại dị dạng 71
Bảng 3.18. Đặc điểm điều trị giữa hai nhóm DDĐTM và DDTM 72
Bảng 3.19. Kết quả điều trị các loại dị dạng mạch máu 75
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa biến chứng và loại dị dạng mạch máu 76
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa phân loại dị dạng tĩnh mạch theo Dubois-Puig và kết quả điều trị 77
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa phân loại dị dạng động tĩnh mạch theo Yakes và kết quả điều trị 78
Bảng 3.23. Yếu tố tiên lượng biến chứng chủ yếu sau điều trị 78
Bảng 3.24. Yếu tố tiên lượng cải thiện thẫm mỹ sau điều trị 79
Bảng 3.25. Yếu tố tiên lượng kết quả điều trị 79
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu bệnh u mạch máu dạng tiến triển 6
Hình 1.2. Hình giải phẫu bệnh học dị dạng tĩnh mạch 6
Hình 1.3. Hình ảnh giải phẫu bệnh dị dạng động tĩnh mạch 6
Hình 1.4. Sơ đồ phát triển và hình thành mạch máu từ giai đoạn phôi thai 7
Hình 1.5. Sơ đồ dị dạng bạch mạch 8
Hình 1.6. Sơ đồ minh hoạ dị dạng tĩnh mạch_với các tổn thương ở mức tiểu
tĩnh mạch và các khoang tĩnh mạch dị dạng thông nối với hệ đại tuần hoàn 9
Hình 1.7. Chụp cắt lớp vi tính bệnh lý thông động tĩnh mạch phổi trực tiếp. 10
Hình 1.8. Lâm sàng và hình ảnh siêu âm hai chiều dị dạng tĩnh mạch 12
Hình 1.9. Siêu âm dị dạng bạch mạch 13
Hình 1.10 . Hình ảnh siêu âm Doppler Dị dạng bạch mạch 13
Hình 1.11. Hình ảnh siêu âm Doppler dị dạng động tĩnh mạch 13
Hình 1.12. Hình ảnh cắt lớp vi tính có tiêm thuốc tương phản dị dạng động tĩnh
mạch 14
Hình 1.13. Chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng dị dạng tĩnh mạch 15
Hình 1.14 . Hình ảnh cộng hưởng từ dị dạng tĩnh mạch 16
Hình 1.15 . Hình ảnh cộng hưởng từ chuỗi xung T2 lát cắt đứng dọc 16
Hình 1.16 . Hình ảnh dị dạng bạch mạch dưới máy quay tia hồng ngoại 17
Hình 1.17 . Phân loại dị dạng tĩnh mạch theo Dubois – Puig 18
Hình 1.1 8. Phân loại dị dạng động mạch và thông động tĩnh mạch theo Yakes 20
Hình 1.19. Hội chứng bẩm sinh như PHACES, Sturge Weber 22
Hình 1.2 0 . Các bước tiến hành kĩ thuật Seldinger 27
Hình 1.21. Dụng cụ mở đường vào mạch máu 28
Hình 1.22. Kim dùng xuyên qua da 28
Hình 1.23. Vật liệu tắc mạch vĩnh viễn 29
Hình 2.1. Chụp cắt lớp vi tính dị dạng động tĩnh mạch vùng chậu có tiêm
thuốc tương phản 36
Hình 2.2 . Máy chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt 38
Hình 2.3. Máy bơm thuốc tương phản Medrad, Stellant 38
Hình 2.4. Máy Cộng huởng từ Achieva 1,5 Tesla, Philips 40
Hình 2.5. Chụp cộng hưởng từ một trường hợp dị dạng tĩnh mạch 40
Hình 2.6. Khảo sát nhân DDTM bằng cách xuyên kim trực tiếp 41
Hình 2.7. Máy chụp mạch máu số hoá xoá nền 42
Hình 2.8. Thang điểm đau được áp dụng cho bệnh nhân sau can thiệp 50
Hình 3.1. Bệnh nhân số 77 65
Hình 3.2. Bệnh nhân số 25 73
Hình 3.3. Bệnh nhân số 25: Chụp mạch máu số hoá xoá nền 73
Hình 3.4. Bệnh nhân số 69 74
Hình 3.5. Bệnh nhân số 86 77
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
•
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính dân số nghiên cứu 59
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi dân số nghiên cứu 60
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ theo loại dị dạng 60
DANH MỤC SƠ ĐÒ
•
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu dị dạng mạch máu ngoại biên 34
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình điều trị và theo dõi sau điều trị tiêm cồn 45
Nguồn: https://luanvanyhoc.com