Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh trong dị tật tim bẩm sinh thường gặp
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh trong dị tật tim bẩm sinh thường gặp.Dị tật tim bẩm sinh là những bất thường trong cấu trúc tim và các mạch máu lớn xuất hiện trong khi mang thai ở tháng thứ 2 – 3 của thai kỳ. Có tỷ lệ 4 – 14/1000 trẻ sinh sống 1. Dị tật tim bẩm sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, nhiều trường hợp dị tật tim bẩm sinh có thể phẫu thuật được với kết quả tốt. Theo Lưu Thị Hồng (2008) trẻ bị dị tật tim bẩm sinh chiếm 7,04% trong tổng số trẻ mang dị tật bẩm sinh 2, Phan Quang Anh (2010) có 25 trường hợp dị tật tim bẩm sinh được xét nghiệm di truyền thì có 12 trường hợp có bất thường nhiễm sắc thể 3, theo Dykes (2016) có khoảng 12 – 18% trẻ dị tật tim bẩm sinh có bất thường nhiễm sắc thể 4.
Hầu hết trẻ sinh ra có dị tật tim bẩm sinh thì không kèm các dị tật bẩm sinh khác, nếu dị tật tim bẩm sinh kết hợp với các dị tật khác thường xuất hiện trong các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể. Do vậy các trường hợp thai dị tật tim bẩm sinh có bất thường nhiễm sắc thể tiên lượng điều trị sau sinh rất khó khăn. Tỷ lệ thai bất thường nhiễm sắc thể lên đến 18 – 22% trong tất cả các trường hợp dị tật tim bẩm sinh, hầu hết là Trisomy 21 (hội chứng Down), Trisomy 18 (hội chứng Edward) và hội chứng vi mất đoạn 22q11.2 (hội chứng DiGeorge)….. 5, 6, 7. Theo thống kê của Ashleigh và cộng sự tỷ lệ dị tật tim bẩm sinh đối với mỗi loại bất thường nhiếm sắc thể thường gặp là 80% ở Trisomy 13, lên đến 100% ở Trisomy 18, 40 – 50% ở Trisomy 21, 25 – 35% ở Monosomy X, 50% ở hội chứng Klinefelter, 75% trong hội chứng DiGeorge …. Các dị tật thường gặp là thông liên nhĩ, thông liên thất, thiểu sản tim trái, tứ chứng Fallot….8. Siêu âm kết hợp với các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh là rất cần thiết để giúp phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc có liên quan đến dị tật tim bẩm sinh.
Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm sắc thể bằng phương pháp di truyền tế bào – phân tử từ mẫu dịch ối, tua rau. Các phương pháp này có thể phát hiện những bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể, tuy nhiên chưa phát hiện ra một số bất thường vi đoạn nhỏ ở nhiễm sắc thể trong đó liên quan đến dị tật tim bẩm sinh. Kỹ thuật BoBs (BACs-on-Beads) được sử dụng phát hiện các thêm hoặc mất đoạn2 DNA (Deoxyribonucleic acid), trong các vùng nhiễm sắc thể liên quan đến 9 hội chứng vi mất đoạn bên cạnh phát hiện bất thường liên quan các nhiễm sắc thể thường gặp. Theo tác giả Choy (2014) kỹ thuật BoBs có độ nhậy 96,7%, độ đặc hiệu 100% 9. Áp dụng kết hợp nhiều xét nghiệm chẩn đoán sẽ phát hiện được đúng các bất thường nhiễm sắc thể của thai mà có thể bị bỏ sót khi chỉ thực hiện 1 xét nghiệm chẩn đoán nhiễm sắc thể 10.
Tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh được thực hiện thường quy trong quá trình khám thai định kỳ. Từ khi trung tâm Chẩn đoán trước sinh thành lập và đi vào hoạt động thì việc phát hiện các dị tật tim bẩm sinh và tư vấn xét nghiệm di truyền một cách thường quy và đạt được những kết quả nhất định. Với mục đích tìm hiểu các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có dị tật tim bẩm sinh, từ đó có thêm nhiều bằng chứng lâm sàng cho các bác sĩ sản khoa trong việc tư vấn, quản lý thai nghén thai phụ có thai dị tật tim bẩm sinh. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh trong dị tật tim bẩm sinh thường gặp”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kết quả chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh thường gặp bằng siêu âm tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
2. Đánh giá mối liên quan giữa dị tật tim bẩm sinh với bất thường nhiễm sắc thể
MỤC LỤC Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu chẩn đoán trước sinh trong dị tật tim bẩm sinh thường gặp
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. Giải phẫu học tim thai và quá trình hình thành tim thai …………………………….3
1.1.1. Giải phẫu học tim thai ……………………………………………………………………3
1.1.2. Phôi thai học tim thai……………………………………………………………………..5
1.2. Dị tật tim bẩm sinh……………………………………………………………………………….7
1.2.1. Phân loại dị tật tim bẩm sinh…………………………………………………………..7
1.3. Siêu âm chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh của thai nhi…………………………………11
1.3.1. Các phương pháp chẩn đoán siêu âm……………………………………………..11
1.3.2. Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh……………………12
1.3.3. Siêu âm tim thai – các mặt cắt cơ bản…………………………………………….13
1.3.4. Đặc điểm siêu âm một số dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở thai nhi…..21
1.4. Chẩn đoán nhiễm sắc thể thai ………………………………………………………………30
1.4.1. Bộ nhiễm sắc thể bình thường……………………………………………………….30
1.4.2. Bất thường nhiễm sắc thể ……………………………………………………………..31
1.4.3. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm sắc thể trước sinh ……………………..34
1.5. Tình hình nghiên cứu về chẩn đoán trước sinh dị tật tim bẩm sinh và bất
thường nhiễm sắc thể thai nhi …………………………………………………………….39
1.5.1. Nghiên cứu chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh………………………………………39
1.5.2. Nghiên cứu về bất thường nhiễm sắc thể trên thai dị tật tim bẩm sinh..41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….44
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………44
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………….44
2.1.2. Tiêu chẩn loại trừ…………………………………………………………………………44
2.2. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ……………………………………………………44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………..44
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………44
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ……………………………………………………………452.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………………….46
2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………………..46
2.4.2. Đánh giá kết quả chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh ………………………………46
2.4.3. Mối liên quan giữa dị tật tim bẩm sinh với bất thường nhiễm sắc thể…47
2.4.4. Định nghĩa các biến số …………………………………………………………………47
2.5. Các tiêu chuẩn, kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu ………………………………48
2.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh theo siêu âm ……………………48
2.5.2. Đánh giá các bất thường ngoài tim trên siêu âm………………………………55
2.5.3. Đánh giá nhiễm sắc thể thai nhi. ……………………………………………………60
2.6. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………..64
2.7. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………………………….64
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu. ………………………………………………………………….65
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..66
3.1. Kết quả chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh thường gặp bằng siêu âm tại bệnh viện
Phụ Sản Trung Ương…………………………………………………………………………..66
3.1.1. Đặc điểm chung của thai phụ ………………………………………………………..66
3.1.2. Đặc điểm các dị tật tim bẩm sinh …………………………………………………..67
3.1.3. Đặc điểm phối hợp bất thường cơ quan ở thai dị tật tim bẩm sinh ……..69
3.1.4. Đặc điểm siêu âm ở một số dị tật tim bẩm sinh thường gặp ………………73
3.1.5. Kết quả diễn biến thai kỳ chẩn đoán trước sinh tim bẩm sinh ……………76
3.2. Mối liên quan giữa dị tật tim bẩm sinh với bất thường nhiễm sắc thể ……….80
3.2.1. Kết quả nhiễm sắc thể ở thai dị tật tim bẩm sinh ……………………………..80
3.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm dị tật tim bẩm sinh và đặc điểm nhiễm
sắc thể …………………………………………………………………………………………83
3.2.3. Kết quả nhiễm sắc thể ở một số loại dị tật tim bẩm sinh thường gặp ….86
3.2.4. Đặc điểm dị tật tim bẩm sinh ở một số bất thường nhiễm sắc thể
thường gặp. ………………………………………………………………………………….88
3.2.5. Giá trị của kỹ thuật Karyotype và BoBs trong chẩn đoán nhiễm sắc thể ở
thai dị tật tim bẩm sinh ………………………………………………………………….90CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..93
4.1. Kết quả chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh thường gặp bằng siêu âm tại bệnh viện
Phụ Sản Trung Ương…………………………………………………………………………..93
4.1.1. Đặc điểm chung của thai phụ ………………………………………………………..93
4.1.2. Đặc điểm các dị tật tim bẩm sinh …………………………………………………..94
4.1.3. Đánh giá kết quả sau sinh dị tật tim bẩm sinh………………………………..101
4.1.4. Đình chỉ thai nghén ở thai dị tật tim bẩm sinh ……………………………….107
4.2. Mối liên quan giữa dị tật tim bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể……….109
4.2.1. Kết quả nhiễm sắc thể ở thai dị tật tim bẩm sinh ……………………………109
4.2.2. Mối liên quan giữa bất thường nhiễm sắc thể với các nhóm dị tật tim bẩm sinh .110
4.2.3. Đặc điểm nhiễm sắc thể ở một số dị tật tim bẩm sinh thường gặp ……112
4.2.4. Đặc điểm dị tật tim bẩm sinh ở các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể
thường gặp …………………………………………………………………………………116
4.2.5. Giá trị của kỹ thuật Karyotype và BoBs trong chẩn đoán nhiễm sắc thể ở
thai dị tật tim bẩm sinh ………………………………………………………………..124
4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài……………………………………………………………128
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………129
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………..131
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các dạng và tỷ lệ dị tật TBS sau sinh ………………………………………………..8
Bảng 1.2. Phân loại theo mức độ phức tạp của bệnh tim bẩm sinh …………………….11
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của thai phụ ……………………………………………………………..66
Bảng 3.2. Đặc điểm số lần sinh đẻ của thai phụ ……………………………………………….66
Bảng 3.3. Tuổi thai tại thời điểm siêu âm phát hiện dị tật tim bẩm sinh ………………66
Bảng 3.4. Tỷ lệ xuất hiện các dị tật tim bẩm sinh……………………………………………..67
Bảng 3.5. Tỷ lệ các bất thường hệ cơ quan ở thai có tim bẩm sinh……………………..69
Bảng 3.6. Đặc điểm bất thường vùng mặt cổ ở thai dị tật tim bẩm sinh ………………70
Bảng 3.7. Đặc điểm bất thường hệ thần kinh ở thai dị tật tim bẩm sinh ………………70
Bảng 3.8. Đặc điểm bất thường hệ cơ xương ở thai dị tật tim bẩm sinh ………………71
Bảng 3.9. Đặc điểm bất thường hệ tiêu hóa ở thai nhi có dị tật tim bẩm sinh……….71
Bảng 3.10. Đặc điểm bất thường hệ tiết niệu sinh dục ở thai dị tật tim bẩm sinh ….72
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nhóm dị tật tim bẩm sinh đơn thuần/phối hợp và bất
thường cơ quan khác ngoài tim…………………………………………………………72
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhóm dị tật tim bẩm sinh đơn giản/phức tạp và bất
thường cơ quan khác ngoài tim…………………………………………………………73
Bảng 3.13. Diễn biến thai kỳ những trường hợp thai dị tật tim bẩm sinh …………….76
Bảng 3.14. Dị tật tim trong những trường hợp đình chỉ thai nghén có nhiễm sắc thể
bình thường ……………………………………………………………………………………77
Bảng 3.15. Đối chiếu các trường hợp chẩn đoán khác sau sinh ………………………….79
Bảng 3.16. Phân bố số lượng các trường hợp thực hiện kỹ thuật Karyotype và BoBs ….80
Bảng 3. 17. Kết quả nhiễm sắc thể ở kỹ thuật Karyotype và BoBs ……………………..80
Bảng 3.18. Tỷ lệ các loại bất thường NST ở thai dị tật tim bẩm sinh ………………….82
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đặc điểm dị tật tim bẩm sinh đơn giản/phức tạp và
bất thường nhiễm sắc thể …………………………………………………………………83
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm dị tật tim bẩm sinh đơn thuần/phối hợp và
bất thường nhiễm sắc thể …………………………………………………………………83Bảng 3.21. Mối liên quan giữa đặc điểm dị tật tim bẩm sinh phối hợp cơ quan khác
và bất thường nhiễm sắc thể …………………………………………………………….84
Bảng 3.22. Đặc điểm loại bất thường NST ở các nhóm dị tật tim bẩm sinh …………84
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa bất thường nhiễm sắc thể trong các nhóm dị tật tim
bẩm sinh phối hợp bất thường cơ quan khác ………………………………………85
Bảng 3.24. Tỷ lệ bất thường NST ở thai có dị tật thông liên thất………………………..86
Bảng 3.25. Tỷ lệ bất thường NST ở thai dị tật tứ chứng Fallot …………………………..86
Bảng 3.26. Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh ở thai ở thai Trisomy 18………………………88
Bảng 3.27. Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh ở thai Trisomy 21……………………………….89
Bảng 3.28. Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh ở thai Trisomy 13……………………………….89
Bảng 3.29. Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh ở thai hội chứng Digeorge …………………..90
Bảng 3.30. Đánh giá sự đồng nhất của kỹ thuật Karyotype và BoBs…………………..90
Bảng 3.31. Chi tiết đặc điểm NST những trường hợp bất thường NST khi cùng
được phát hiện ở kỹ thuật BoBs và kỹ thuật Karyotype……………………….91
Bảng 3.32. Chi tiết đặc điểm NST những trường hợp bất thường NST khi không
được phát hiện ở kỹ thuật BoBs /kỹ thuật Karyotype…………………………..92DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh được chẩn đoán trước sinh ………………….9
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ loại dị tật tim bẩm sinh đơn thuần và phối hợp………………………68
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhóm dị tật tim bẩm sinh theo mức độ bất thường …………………68
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm các trường hợp thai có dị tật thông liên thất ……………………73
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm các trường hợp thai có dị tật tứ chứng Fallot…………………..74
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm các trường hợp thai có dị tật thông sàn nhĩ thất……………….74
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm các trường hợp thai có dị tật chuyển gốc động mạch ……….75
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm các trường hợp thai có dị tật thiểu sản tâm thất ……………….75
Biểu đồ 3.8. Số lượng các trường hợp chẩn đoán trước sinh và sau sinh dị tật tim
bẩm sinh………………………………………………………………………………………..78
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bất thường NST ở thai dị tật bẩm sinh ………………………………….81
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm loại bất thường nhiễm sắc thể ở thai dị tật tim bẩm sinh …81
Biểu đồ 3.11. Đặc điểm nhiễm sắc thể ở thai có dị tật thông sàn nhĩ thất…………….87
Biểu đồ 3.12. Đặc điểm nhiễm sắc thể ở thai có dị tật chuyển gốc động mạch……..87
Biểu đồ 3.13. Đặc điểm nhiễm sắc thể ở thai có dị tật thiểu sản tâm thất …………….88DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ tuần hoàn máu trước sinh ……………………………………………………………4
Hình 1.2. Sự tạo ra các mào (gờ) nón-thân và bít lỗ liên thất ………………………………7
Hình 1.3. Hình ảnh siêu âm mặt cắt bốn buồng ……………………………………………….15
Hình 1.4. Hình ảnh hiển thị mặt cắt năm buồng ………………………………………………16
Hình 1.5. Hình ảnh mặt cắt 3 mạch máu …………………………………………………………17
Hình 1.6. Hình ảnh mặt cắt 3 mạch và khí quản ………………………………………………18
Hình 2.1. Hình ảnh siêu âm thông liên thất trên siêu âm 2D và hình ảnh Doppler mã
hóa màu ………………………………………………………………………………………..48
Hình 2.2. Hình ảnh siêu âm tứ chứng Fallot ……………………………………………………49
Hình 2.3 Hình ảnh siêu âm thông sàn nhĩ thất …………………………………………………50
Hình 2.4. Siêu âm chuyển gốc động mạch ………………………………………………………51
Hình 2.5. Hình ảnh siêu âm trong bệnh Ebstein ……………………………………………..52
Hình 2.6. Hình ảnh 2D thiểu sản tâm thất trái …………………………………………………52
Hình 2.7. Hình ảnh 2D thiểu sản tâm thất phải ………………………………………………..53
Hình 2.8. Hình ảnh siêu âm khối u cơ tim ……………………………………………………….53
Hình 2.9. Hình ảnh Doppler màu mặt cắt 3 mạch máu trong hẹp eo ĐMC ………….5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com