Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang cứng “hạ mỡ NK” trên lâm sàng

Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang cứng “hạ mỡ NK” trên lâm sàng

Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của viên nang cứng “hạ mỡ NK” trên lâm sàng
Phạm Thủy Phương, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Đặng Thị Thu Hiên, Phạm Quốc Bình
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của viên nang cứng “Hạ mỡ NK” trên các chỉ số lipid máu và tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. 121 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipd máu chia thành hai nhóm đảm bảo tính tương đồng về tuổi, giới, mức độ rối loạn lipid máu. Nhóm Hạ mỡ NK được uống viên nang cứng “Hạ mỡ NK” 525mg x 6 viên/ngày chia 2 lần 8h – 14h, nhóm Atorvastatin uống Atorvastatin 10mg x 1 viên/ngày – 20h trong 60 ngày. Kết quả cho thấy: Viên nang cứng “Hạ mỡ NK” có tác dụng giảm 23,13% nồng độ TC, giảm 17,61% nồng độ TG, giảm 21,34% nồng độ LDL-C, giảm 29,03% nồng độ non – HDL-C có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và có xu hướng tăng 1,91% HDL-C (p > 0,05) tương đương với nhóm Atorvastatin (giảm 20,55% nồng độ TC; 19,23% nồng độ TG; 11,82% nồng độ LDL-C, giảm 26,93% nồng độ non – HDL-C và tăng 6,21% nồng độ HDL-C) (p > 0,05), bên cạnh đó viên nang “Hạ mỡ NK” không gây ra tác dụng phụ và không làm ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học, sinh hóa.

Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh lý tim mạch và là một trong các yếu  tố  nguy  cơ  hàng  đầu  dẫn  đến  sự  hình thành và phát triển xơ vữa động mạch đồng thời có nguy cơ gây suy vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.1 Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây rối loạn Lipid máu sẽ giúp đưa ra được những biện pháp dự phòng rối loạn lipid máu, đồng thời ngăn ngừa được các biến cố tim mạch do tình trạng bệnh lý này gây ra. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đi sâu phân tích, tìm hiểu về mối liên hệ giữa rối loạn Lipid máu của Y học hiện đại với chứng đàm thấp của Y học cổ truyền. Người ta nhận thấy giữa rối loạn lipid máu của Y học hiện đại và  chứng  đàm  thấp  của  Y  học  cổ  truyền  có nhiều điểm tương đồng. Từ đó, việc kết hợp phương pháp điều trị rối loạn Lipid máu giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền đã mang lại hiệu quả tốt.2,3Hiện nay, điều trị rối loạn Lipid máu bằng các thuốc có nguồn gốc thực vật ngày càng phổ biến do mang lại hiệu quả điều trị và ít tác dụng không mong muốn. “Hạ mỡ NK” được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên tại Việt Nam bao gồm 9 vị dược liệu do lương y Nguyễn Kiều sáng chế và truyền lại để điều trị rối loạn lipid máu,  đang  sử  dụng  theo  phương  pháp  sắc truyền  thống.  Việc  nghiên  cứu  hiện  đại  hoá dạng bào chế từ bài thuốc “Hạ mỡ NK”

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn lipid máu, viên nang cứng“Hạ mỡ NK”, thử nghiệm lâm sàng

Tài liệu tham khảo
1. Benjamin EJ, Muntner P, Alonso A, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2019, Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. 2019; 139(10): e56-e528. doi:10.1161/CIR.0000000000000659.
2. Nguyễn Thùy Hương. Tìm hiểu mối liên quan giữa chuyển hóa lipid và đàm ẩm. Một Số Vấn Đề Lý Luận về Lão Khoa Cơ Bản. Nhà xuất bản Y học; 1993: 274-296.
3. Bộ môn Nội – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bộ Môn Nội – Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2015: 163-167.
4. Pham Quoc Binh, Nguyen Trong Thong, Pham Thuy Phuong,et al. Toxicity evaluation of acute and sub-chronic oral toxicity of Hamo NK hard capsule in experimental animals. Journal of medical research HaNoi Medical University. 2020. 136(7), 31-39.
5. Pham Thuy Phuong, Pham Quoc Binh, Nguyen Trong Thong, et al. Effects of Hamo nk hard capsule on serum lipid profiles in dyslipidemia experimental animals. Journal of medical research HaNoi Medical University. 2021; 41(5) E8, 10-18.
6. Pham Thuy Phuong, Nguyen Trong Thong, Pham Quoc Binh, et al. Effects of Hamo NK hard capsule on experimental atherosclerosis model. Journal of medical research HaNoi Medical University. 2021.141(5); E8, 95-103.
7. Bộ Y tế. Dược Điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học; 2017.
8. Trần Minh Ngọc, Phạm Quốc Bình và cs. Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời một số hoạt chất trong cao chiết nước bài thuốc “Hạ mỡ NK” bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp detector dad”, , số 7-2020, tr.50-55. Tạp chí Dược học. 2020; 7: 50-55.
9. Bộ Y tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hướng dẫn Nghiên cứu Lâm sàng Thuốc mới của Trung Quốc. Nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng về Trung-Tân dược. NXB Khoa học kỹ thuật Y dược Trung Quốc.2002. 86.
10. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu”. 2015.
11. Bộ Y tế. Rối loạn chuyển hóa lipid máu. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. 2017;.255-264.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment