Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu
Luận văn Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu.Lịch sử truyền máu được bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ XVII, tuy nhiên chỉ đến khi nhà bác học Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO ở người vào đầu thế kỷ XX thì truyền máu mới thật sự phát triển. Bước đột phá của truyền máu hiện đại là điều chế, chỉ định sử dụng các thành phần máu trong lâm sàng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự hiểu biết đầy đủ về miễn dịch huyết học, người ta đã tách riêng được các thành phần hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt trung tính, huyết tương tươi, tủa lạnh yếu tố VIII, -globulin, albumin và các yếu tố đông máu. Trong điều trị, việc sử dụng các chế phẩm máu vừa mang tính khoa học, vừa có lợi ích kinh tế, bệnh nhân được cung cấp những thành phần máu mà họ thiếu, không truyền những thành phần không cần vì có thể gây ra các phản ứng miễn dịch, lãng phí các thành phần máu không cần thiết.
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn đông cầm máu và góp phần vào quá trình làm lành vết thương. Sự khiếm khuyết của tiểu cầu về số lượng và/hoặc chức năng đều có thể đưa đến tình trạng xuất huyết với các mức độ khác nhau, nhiều khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (xuất huyết não, đường tiêu hóa, thận…). Truyền khối tiểu cầu là một liệu pháp điều trị thay thế rất quan trọng giúp cho bệnh nhân được bổ sung đủ số lượng tiểu cầu cần thiết để ngăn chặn quá trình chảy máu.
Tại các trung tâm truyền máu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khối tiểu cầu (KTC) có thể được điều chế bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: kỹ thuật ly tâm để điều chế khối tiểu cầu từ đơn vị máu toàn phần, khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào máu tự động. Vì vậy đánh giá chất lượng của mỗi loại khối tiểu cầu cũng có những tiêu chuẩn khác nhau.
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng của khối tiểu cầu, đó là người hiến máu, quá trình điều chế và điều kiện bảo quản. Việc tìm hiểu, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu sẽ giúp điều chế được một sản phẩm tiểu cầu đạt chất lượng tốt nhất. Đồng thời có thông tin về chất lượng các loại khối tiểu cầu sẽ giúp thầy thuốc lâm sàng có quyết định chính xác trong lựa chọn chỉ định, có thái độ theo dõi kịp thời làm tăng hiệu quả truyền tiểu cầu trên lâm sàng, ngăn ngừa các biến chứng cũng như giảm được chi phí cho bệnh nhân. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu” với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu chất lượng các loại khối tiểu cầu được điều chế từ đơn vị máu toàn phần và gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào máu tự động tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của khối tiểu cầu.
MỤC LỤC
Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của tiểu cầu 3
1.1.1 Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu 3
1.1.2 Cấu trúc tiểu cầu 4
1.1.3 Chức năng tiểu cầu 8
1.1.4 Sinh hóa của tiểu cầu 11
1.2 Chất lượng khối tiểu cầu và các yếu tố ảnh hưởng 16
1.2.1 Chất lượng khối tiểu cầu 16
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng khối tiểu cầu 24
1.2.3 Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng khối tiểu cầu. 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1 Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần 37
2.1.2 Nghiên cứu chất lượng KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động. 38
2.1.3 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần. 39
2.1.4 Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động. 39
2.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu . 40
2.2.2 Các chỉ số sử dụng cho nghiên cứu. 40
2.2.3 Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu. 42
2.2.4 Mô hình nghiên cứu 49
2.2.5 Xử lý số liệu 49
2.2.6 Địa điểm nghiên cứu 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. Chất lượng khối tiểu cầu 51
3.1.1 Chất lượng khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần 51
3.1.2 Chất lượng KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào 56
3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng KTC 64
3.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần 64
3.2.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới chất lượng KTC gạn tách từ người hiến tiểu cầu bằng máy tách tế bào 75
3.3 Kết quả nuôi cấy vi khuẩn 86
3.4 Hình ảnh TC trong thời gian bảo quản 87
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 91
4.1 Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu 91
4.1.1 Thể tích KTC 91
4.1.2 Số lượng tiểu cầu trong KTC 92
4.1.3 Số lượng bạch cầu, hồng cầu trong khối tiểu cầu. 95
4.1.4 Độ pH của khối tiểu cầu 98
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu. 99
4.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần. 99
4.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến tiểu cầu bằng máy tách tế bào. 104
4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới chất lượng KTC 107
4.3 Nhiễm khuẩn khối tiểu cầu 121
KẾT LUẬN 124
KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com